Thị trấn Fujikawaguchiko nằm dưới chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản) có tầm nhìn tuyệt đẹp, thu hút du khách đến ngắm cảnh và leo núi. Vào đầu năm, Nhật Bản ra thông báo sẽ bắt đầu thu phí tham quan núi Phú Sĩ bằng đường mòn Yoshida từ tháng 7. Ngày 21/5, thị trấn này đã dựng rào chắn dài 20 m, cao 2,5 m trước cửa hàng tiện lợi Lawson để ngăn khách du lịch tập trung quá đông. Trước đó, khách du lịch bị cấm vào các con hẻm ở quận Geisha (TP Kyoto) để ngăn chặn những hành vi mất kiểm soát. Ảnh: Siddhesh Mangela/Unsplash.Năm 2023, Amsterdam đã phát động chiến dịch không khuyến khích những khách du lịch ồn ào đến thăm thành phố của Hà Lan. Bên cạnh đó, khách cũng bị giới hạn khi đi lại trong quán bar và cấm hút cần sa ở khu phố đèn đỏ nổi tiếng. Khách du lịch qua đêm có thể phải trả mức thuế du lịch 12,5%/đêm vào năm 2024. Ảnh: @rainbomash.Để hạn chế tình trạng quá tải du lịch, Bali (Indonesia) đã bắt đầu thu thuế du lịch vào năm nay. Giờ đây, mỗi người đến Bali phải trả khoảng 10 USD. Bên cạnh đó, hòn đảo này cũng có kế hoạch cấm du khách thuê xe máy. Ảnh: Mauro Fabio Cilurzo/Unsplash.Italy là một trong những quốc gia đón nhiều du khách nhất ở châu Âu. Vì vậy, các biện pháp kiểm soát tình trạng đông đúc đã được áp dụng ở các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Rome. Cụ thể, từ năm ngoái, du khách phải trả 5,36 USD khi đến thăm đền Pantheon. Ảnh: Spencer Davis/Unsplash.Venice đã cấm các tàu du lịch lớn đi vào kênh đào nhưng thành phố này vẫn quá đông khách du lịch. Vào năm 2025, việc thu thuế du lịch sẽ chính thức có hiệu lực tại thành phố này. Ảnh: Dan Novac/Unsplash.Thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) đã phải vật lộn với nạn quá tải du lịch trong nhiều năm. Vào năm 2022, thủ đô Catalan đã giới hạn quy mô các nhóm khách du lịch và đưa ra các biện pháp hạn chế tiếng ồn. Một số khách sạn mới ở trung tâm thành phố cũng bị hạn chế, chỉ được cho thuê phòng ngắn hạn. Barcelona đã đóng cửa bến cảng phía Bắc, không đón các chuyến du thuyền và tăng phí tham quan lên thành 3,48 USD vào năm nay. Ảnh: Logan Armstrong/Unsplash.Thành cổ Acropolis tại Athens (Hy Lạp) đón 20.000 lượt khách mỗi ngày, đạt giới hạn số lượng khách được phép tham quan tại đây. Để đến tham quan địa điểm này, du khách phải đặt trước theo các khung giờ được chỉ định. Vào năm nay, hệ thống đặt chỗ cũng sẽ được áp dụng cho các điểm tham quan khác trên toàn quốc. Ảnh: Andrea Leopardi/Unsplash.Mới đây, tuyến xe buýt số 116 đã bị xóa sổ khỏi ứng dụng bản đồ. Đây là tuyến xe được nhiều du khách sử dụng để tham quan Công viên Güell - một trong những điểm tham quan chính tại Barcelona. Nhiều người dân đã hoan nghênh biện pháp này. Ảnh: Howei Wang/Unsplash.Trong nỗ lực ngăn chặn tiếng ồn trên những con đường rải sỏi của thành phố cổ, Croatia cấm khách du lịch kéo theo hành lý có bánh xe khi di chuyển qua các tuyến đường trung tâm thành phố Dubrovnik. Khách du lịch phải gửi hành lý tại những tủ khoá. Ảnh: Oliver Sjostrom/Unsplash.Pháp là một trong những quốc gia Châu Âu được du khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, vì vậy nhiều biện pháp được thực hiện để kiểm sát tình trạng quá tải du lịch. Chẳng hạn, bảo tàng Louvre ở Paris đã giới hạn 30.000 lượt khách ghé thăm mỗi ngày từ 2022. Chính phủ Pháp đã khởi động chiến dịch trị giá 1 triệu euro để khuyến khích du khách trong và ngoài nước du lịch quanh năm và đặt chân đến các địa điểm không quá phổ biến thông qua việc "điều chỉnh các điểm đến và lịch trình" trong năm nay. Ảnh: Julien Doclot/Unsplash.Bồ Đào Nha đã thực hiện một số biện pháp để kiểm soát du lịch, bao gồm cả thuế du lịch. Ngoài ra, quốc gia này còn đưa ra lệnh cấm và phạt tiền khi khách mở nhạc lớn ở bãi biển. Ảnh: Nick Karvounis/Unsplash.Thái Lan là điểm đến được yêu thích nhất Đông Nam Á. Vào năm 2023, Phuket trở thành một trong những điểm đến đông đúc nhất nước này khi đón 118 khách/người dân địa phương. Nơi đây rất phổ biến đối với khách ba lô, tuy nhiên chính quyền Phuket muốn thu hút thêm đối tượng khách khác. Hiện chính phủ đã cấm thuyền trên vịnh Maya ở đảo Phi Phi. Thống đốc Tổng cục Du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn cho biết: "Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp du lịch Thái Lan tăng trưởng bền vững và đạt giá trị cao". Ảnh: Humphrey Muleba/Unsplash.
Thị trấn Fujikawaguchiko nằm dưới chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản) có tầm nhìn tuyệt đẹp, thu hút du khách đến ngắm cảnh và leo núi. Vào đầu năm, Nhật Bản ra thông báo sẽ bắt đầu thu phí tham quan núi Phú Sĩ bằng đường mòn Yoshida từ tháng 7. Ngày 21/5, thị trấn này đã dựng rào chắn dài 20 m, cao 2,5 m trước cửa hàng tiện lợi Lawson để ngăn khách du lịch tập trung quá đông. Trước đó, khách du lịch bị cấm vào các con hẻm ở quận Geisha (TP Kyoto) để ngăn chặn những hành vi mất kiểm soát. Ảnh: Siddhesh Mangela/Unsplash.
Năm 2023, Amsterdam đã phát động chiến dịch không khuyến khích những khách du lịch ồn ào đến thăm thành phố của Hà Lan. Bên cạnh đó, khách cũng bị giới hạn khi đi lại trong quán bar và cấm hút cần sa ở khu phố đèn đỏ nổi tiếng. Khách du lịch qua đêm có thể phải trả mức thuế du lịch 12,5%/đêm vào năm 2024. Ảnh: @rainbomash.
Để hạn chế tình trạng quá tải du lịch, Bali (Indonesia) đã bắt đầu thu thuế du lịch vào năm nay. Giờ đây, mỗi người đến Bali phải trả khoảng 10 USD. Bên cạnh đó, hòn đảo này cũng có kế hoạch cấm du khách thuê xe máy. Ảnh: Mauro Fabio Cilurzo/Unsplash.
Italy là một trong những quốc gia đón nhiều du khách nhất ở châu Âu. Vì vậy, các biện pháp kiểm soát tình trạng đông đúc đã được áp dụng ở các thành phố lớn, bao gồm cả thủ đô Rome. Cụ thể, từ năm ngoái, du khách phải trả 5,36 USD khi đến thăm đền Pantheon. Ảnh: Spencer Davis/Unsplash.
Venice đã cấm các tàu du lịch lớn đi vào kênh đào nhưng thành phố này vẫn quá đông khách du lịch. Vào năm 2025, việc thu thuế du lịch sẽ chính thức có hiệu lực tại thành phố này. Ảnh: Dan Novac/Unsplash.
Thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) đã phải vật lộn với nạn quá tải du lịch trong nhiều năm. Vào năm 2022, thủ đô Catalan đã giới hạn quy mô các nhóm khách du lịch và đưa ra các biện pháp hạn chế tiếng ồn. Một số khách sạn mới ở trung tâm thành phố cũng bị hạn chế, chỉ được cho thuê phòng ngắn hạn. Barcelona đã đóng cửa bến cảng phía Bắc, không đón các chuyến du thuyền và tăng phí tham quan lên thành 3,48 USD vào năm nay. Ảnh: Logan Armstrong/Unsplash.
Thành cổ Acropolis tại Athens (Hy Lạp) đón 20.000 lượt khách mỗi ngày, đạt giới hạn số lượng khách được phép tham quan tại đây. Để đến tham quan địa điểm này, du khách phải đặt trước theo các khung giờ được chỉ định. Vào năm nay, hệ thống đặt chỗ cũng sẽ được áp dụng cho các điểm tham quan khác trên toàn quốc. Ảnh: Andrea Leopardi/Unsplash.
Mới đây, tuyến xe buýt số 116 đã bị xóa sổ khỏi ứng dụng bản đồ. Đây là tuyến xe được nhiều du khách sử dụng để tham quan Công viên Güell - một trong những điểm tham quan chính tại Barcelona. Nhiều người dân đã hoan nghênh biện pháp này. Ảnh: Howei Wang/Unsplash.
Trong nỗ lực ngăn chặn tiếng ồn trên những con đường rải sỏi của thành phố cổ, Croatia cấm khách du lịch kéo theo hành lý có bánh xe khi di chuyển qua các tuyến đường trung tâm thành phố Dubrovnik. Khách du lịch phải gửi hành lý tại những tủ khoá. Ảnh: Oliver Sjostrom/Unsplash.
Pháp là một trong những quốc gia Châu Âu được du khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới, vì vậy nhiều biện pháp được thực hiện để kiểm sát tình trạng quá tải du lịch. Chẳng hạn, bảo tàng Louvre ở Paris đã giới hạn 30.000 lượt khách ghé thăm mỗi ngày từ 2022. Chính phủ Pháp đã khởi động chiến dịch trị giá 1 triệu euro để khuyến khích du khách trong và ngoài nước du lịch quanh năm và đặt chân đến các địa điểm không quá phổ biến thông qua việc "điều chỉnh các điểm đến và lịch trình" trong năm nay. Ảnh: Julien Doclot/Unsplash.
Bồ Đào Nha đã thực hiện một số biện pháp để kiểm soát du lịch, bao gồm cả thuế du lịch. Ngoài ra, quốc gia này còn đưa ra lệnh cấm và phạt tiền khi khách mở nhạc lớn ở bãi biển. Ảnh: Nick Karvounis/Unsplash.
Thái Lan là điểm đến được yêu thích nhất Đông Nam Á. Vào năm 2023, Phuket trở thành một trong những điểm đến đông đúc nhất nước này khi đón 118 khách/người dân địa phương. Nơi đây rất phổ biến đối với khách ba lô, tuy nhiên chính quyền Phuket muốn thu hút thêm đối tượng khách khác. Hiện chính phủ đã cấm thuyền trên vịnh Maya ở đảo Phi Phi. Thống đốc Tổng cục Du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn cho biết: "Chúng tôi tin rằng điều này sẽ giúp du lịch Thái Lan tăng trưởng bền vững và đạt giá trị cao". Ảnh: Humphrey Muleba/Unsplash.