Những ngày tháng 3 này, du khách đi từ Đà Nẵng lên các huyện Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam) qua cầu Hà Nha thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, nhìn về bên phải sẽ thấy cây hoa gạo đang mùa trổ hoa đỏ rực một góc trời giữa bãi bồi rộng lớn với những ruộng ngô, khoai, đậu tương…Những người cao niên ở đây cho biết, cây hoa gạo đã có khoảng 100 năm trước. Khi họ đến đây, cây hoa gạo này đã có rồi. Cây hoa gạo cũng là ký ức tuổi thơ của nhiều người dân ở đây. Đi xa về đúng dịp hoa gạo nở là kỷ niệm thời thơ ấu ùa về, nhớ những lúc nô đùa dưới tán cây.Đến hết tháng 2 Âm lịch, hoa gạo tàn dần, thay vào đó là lá non bắt đầu ra. Những đọt non mơn mởn vươn lên "hít thở khí trời", chờ đến năm sau lại tiếp tục hiến dâng cho đời những đóa hoa đỏ thắm. Người dân ở đây gọi hoa gạo là lộc trời tự nhiên.Theo người dân cây hoa gạo này rất linh thiêng nên họ bảo vệ rất kỹ, không có ai chặt phá hay xâm phạm đến cây. Do được bảo vệ nên đến nay, cây hoa gạo phát triển rất to, gốc cây gần 10 người ôm mới xuể, tán xòe rộng che mát cả một vùng.
CCây hoa gạo nở hoa đỏ rực giữa không gian xanh của các ruộng hoa màu.Cây hoa gạo đứng "cô đơn" nhưng tỏa sắc thắm giữa màu vàng của đám đỗ tương, màu xanh của cây, xa xa là núi xanh...Khi hoa gạo nở cũng là lúc lũ chim rủ nhau về hót líu lo cả ngày. Gặp cơn gió thoảng qua, hoa gạo rơi lã chã tạo thành "những cơn mưa hoa".Mỗi mùa hoa gạo nở cũng là lúc nam thanh nữ tú đến chụp hình check-in (Ảnh: Vũ Công Điền).Cầu Hà Nha, dòng Vu Gia và bãi bồi rộng lớn với ruộng vườn của người dân tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Mỗi năm chỉ có một lần vào mùa Xuân, cây gạo nở hoa là dịp để người dân, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời.
Những ngày tháng 3 này, du khách đi từ Đà Nẵng lên các huyện Nam Giang, Phước Sơn (Quảng Nam) qua cầu Hà Nha thuộc xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, nhìn về bên phải sẽ thấy cây hoa gạo đang mùa trổ hoa đỏ rực một góc trời giữa bãi bồi rộng lớn với những ruộng ngô, khoai, đậu tương…
Những người cao niên ở đây cho biết, cây hoa gạo đã có khoảng 100 năm trước. Khi họ đến đây, cây hoa gạo này đã có rồi. Cây hoa gạo cũng là ký ức tuổi thơ của nhiều người dân ở đây. Đi xa về đúng dịp hoa gạo nở là kỷ niệm thời thơ ấu ùa về, nhớ những lúc nô đùa dưới tán cây.
Đến hết tháng 2 Âm lịch, hoa gạo tàn dần, thay vào đó là lá non bắt đầu ra. Những đọt non mơn mởn vươn lên "hít thở khí trời", chờ đến năm sau lại tiếp tục hiến dâng cho đời những đóa hoa đỏ thắm. Người dân ở đây gọi hoa gạo là lộc trời tự nhiên.
Theo người dân cây hoa gạo này rất linh thiêng nên họ bảo vệ rất kỹ, không có ai chặt phá hay xâm phạm đến cây. Do được bảo vệ nên đến nay, cây hoa gạo phát triển rất to, gốc cây gần 10 người ôm mới xuể, tán xòe rộng che mát cả một vùng.
C
Cây hoa gạo nở hoa đỏ rực giữa không gian xanh của các ruộng hoa màu.
Cây hoa gạo đứng "cô đơn" nhưng tỏa sắc thắm giữa màu vàng của đám đỗ tương, màu xanh của cây, xa xa là núi xanh...
Khi hoa gạo nở cũng là lúc lũ chim rủ nhau về hót líu lo cả ngày. Gặp cơn gió thoảng qua, hoa gạo rơi lã chã tạo thành "những cơn mưa hoa".
Mỗi mùa hoa gạo nở cũng là lúc nam thanh nữ tú đến chụp hình check-in (Ảnh: Vũ Công Điền).
Cầu Hà Nha, dòng Vu Gia và bãi bồi rộng lớn với ruộng vườn của người dân tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Mỗi năm chỉ có một lần vào mùa Xuân, cây gạo nở hoa là dịp để người dân, du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời.