Những năm tháng cấp Ba của Nguyễn Huy Nam Anh thực sự "nở hoa" ở các CLB và hoạt động ngoại khóa. Cậu bạn đã chăm chỉ tham gia các hội nhóm, nơi rèn luyện kĩ năng mềm và kết nối các “đồng âm” chung sở thích. Nam Anh cho biết, cậu từng là thành viên của đội ghi-ta của CLB Âm nhạc trường THPT Nguyễn Tất Thành. Sau này, khi trở thành anh sinh viên của Học viện Ngoại giao, nam sinh cực phẩm này tiếp tục phát huy tinh thần hướng ngoại sẵn có, “góp gạo thổi cơm chung” với ban Truyền thông tại cuộc thi Miss DAV - Hoa khôi Học viện Ngoại giao.Tiếp nối chuỗi hoạt động đó, Nam Anh thực sự năng nổ ở trời Tây khi trở thành Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Nhìn vào bề dày hoạt động mà Nam Anh tham gia, biết bao nhiêu thiếu nữ phải lắc đầu tiếc nuối: “Đẹp trai, học giỏi, đóa hoa của các CLB, anh cái gì cũng có, tiếc cho anh không có được em”.Nam Anh cho biết: “Những hoạt động ngoại khóa đó đã thực sự giúp mình trở nên năng nổ, tự tin, cũng như trang bị thêm rất nhiều những kỹ năng mềm như cách giao tiếp, thuyết trình hay khả năng nói trước đám đông”. Sau rất nhiều năm tham gia CLB, trở thành “mỹ nam” năng nổ và tích cực, được mọi người yêu mến, nam sinh 9X nhận ra rằng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất khi tham gia các hoạt động khóa chính là tình bạn và kỉ niệm.Cậu bạn từng dở khóc dở cười khi nhớ lại quãng thời gian tổ chức Miss DAV. “Đấy là lần đầu tiên mình được tham gia tổ chức sự kiện có quy mô lớn như thế. Xui thay, khi cách đêm bán kết không lâu, mình bị gãy cổ chân lúc chơi bóng rổ. Thế là mình với chân bó bột, ráng đến hội trưởng để cổ vũ cho mọi người. Mặc dù việc mình phải “ngồi ngoài” cũng gây ảnh hưởng chung nhưng các anh chị và bạn bè trong Đoàn đều rất quan tâm thăm hỏi. Mọi người còn ký vào chân bó bột và khi chương trình kết thúc, sẵn sàng “bê” mình lên tận sân khấu để chụp ảnh cùng. Lúc đó mình rất vui và xúc động khi đã có những người bạn bè thực sự quan tâm và tốt với mình đến như vậy”.Khi sang Hungary, Nam Anh kể: “Lúc mới qua, mình đã tham gia chương trình mentorship tại trường đại học. Bắt đầu cuộc sống mới thật sự khó khăn với mem mới sang như mình. May mắn là bản tính thích học hỏi lại hăng say tham gia hoạt động, mình đã làm quen được anh Nguyễn Đình Cường - nguyên Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Anh trở thành mentor của mình. Từ một người đam mê ca hát, mình học thêm cách lên kế hoạch, làm nhiều dự án khác nhau dưới sự hỗ trợ của anh. Năm đó cũng là năm cuối nhiệm kì của anh Cường ở hội sinh viên nên mình được anh đề cử lên làm trưởng ban.Hungary, đất nước mà cựu nam sinh Ngoại giao đang theo học là một trong những nước Trung Âu đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch COVID-19. Trong cơn khủng hoảng đó, Nam Anh cảm thấy an tâm hơn khi Hungary đã có loạt biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch rất tốt và cũng giống cách mà chính phủ Việt Nam đã làm là thực hiện cách ly xã hội và đóng cửa biên giới. “Tuy nhiên mình cảm thấy chính phủ Việt Nam đã nhận thức được sớm tầm nguy hiểm của dịch bệnh này nên đã đưa ra và thực hiện các chính sách sớm hơn Hungary”.Và cậu bạn này cũng đã lựa chọn trở về Việt Nam từ tháng Ba. Một phần vì muốn an tâm ở cạnh gia đình trong khoảng thời gian đại dịch, một phần để có thể thuận tiện cho việc học khi trường của cậu đã chuyển sang học online từ trước đó.Nam Anh chia sẻ, năm 12, cậu ôn thi IELTS và số điểm trung bình cho 4 kĩ năng mà bạn đạt được khi đó là 7.5. Lúc đó tiếng Anh rất quan trọng, bây giờ cũng thế, nhưng ở thời đại thay đổi chóng mặt như hiện tại, có nhiều thứ các teen cần phải trang bị cho mình, không chỉ mỗi mình kĩ năng ngoại ngữ như trước đây.
Những năm tháng cấp Ba của Nguyễn Huy Nam Anh thực sự "nở hoa" ở các CLB và hoạt động ngoại khóa. Cậu bạn đã chăm chỉ tham gia các hội nhóm, nơi rèn luyện kĩ năng mềm và kết nối các “đồng âm” chung sở thích. Nam Anh cho biết, cậu từng là thành viên của đội ghi-ta của CLB Âm nhạc trường THPT Nguyễn Tất Thành. Sau này, khi trở thành anh sinh viên của Học viện Ngoại giao, nam sinh cực phẩm này tiếp tục phát huy tinh thần hướng ngoại sẵn có, “góp gạo thổi cơm chung” với ban Truyền thông tại cuộc thi Miss DAV - Hoa khôi Học viện Ngoại giao.
Tiếp nối chuỗi hoạt động đó, Nam Anh thực sự năng nổ ở trời Tây khi trở thành Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Nhìn vào bề dày hoạt động mà Nam Anh tham gia, biết bao nhiêu thiếu nữ phải lắc đầu tiếc nuối: “Đẹp trai, học giỏi, đóa hoa của các CLB, anh cái gì cũng có, tiếc cho anh không có được em”.
Nam Anh cho biết: “Những hoạt động ngoại khóa đó đã thực sự giúp mình trở nên năng nổ, tự tin, cũng như trang bị thêm rất nhiều những kỹ năng mềm như cách giao tiếp, thuyết trình hay khả năng nói trước đám đông”. Sau rất nhiều năm tham gia CLB, trở thành “mỹ nam” năng nổ và tích cực, được mọi người yêu mến, nam sinh 9X nhận ra rằng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất khi tham gia các hoạt động khóa chính là tình bạn và kỉ niệm.
Cậu bạn từng dở khóc dở cười khi nhớ lại quãng thời gian tổ chức Miss DAV. “Đấy là lần đầu tiên mình được tham gia tổ chức sự kiện có quy mô lớn như thế. Xui thay, khi cách đêm bán kết không lâu, mình bị gãy cổ chân lúc chơi bóng rổ. Thế là mình với chân bó bột, ráng đến hội trưởng để cổ vũ cho mọi người. Mặc dù việc mình phải “ngồi ngoài” cũng gây ảnh hưởng chung nhưng các anh chị và bạn bè trong Đoàn đều rất quan tâm thăm hỏi. Mọi người còn ký vào chân bó bột và khi chương trình kết thúc, sẵn sàng “bê” mình lên tận sân khấu để chụp ảnh cùng. Lúc đó mình rất vui và xúc động khi đã có những người bạn bè thực sự quan tâm và tốt với mình đến như vậy”.
Khi sang Hungary, Nam Anh kể: “Lúc mới qua, mình đã tham gia chương trình mentorship tại trường đại học. Bắt đầu cuộc sống mới thật sự khó khăn với mem mới sang như mình. May mắn là bản tính thích học hỏi lại hăng say tham gia hoạt động, mình đã làm quen được anh Nguyễn Đình Cường - nguyên Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Anh trở thành mentor của mình. Từ một người đam mê ca hát, mình học thêm cách lên kế hoạch, làm nhiều dự án khác nhau dưới sự hỗ trợ của anh. Năm đó cũng là năm cuối nhiệm kì của anh Cường ở hội sinh viên nên mình được anh đề cử lên làm trưởng ban.
Hungary, đất nước mà cựu nam sinh Ngoại giao đang theo học là một trong những nước Trung Âu đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch COVID-19. Trong cơn khủng hoảng đó, Nam Anh cảm thấy an tâm hơn khi Hungary đã có loạt biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch rất tốt và cũng giống cách mà chính phủ Việt Nam đã làm là thực hiện cách ly xã hội và đóng cửa biên giới. “Tuy nhiên mình cảm thấy chính phủ Việt Nam đã nhận thức được sớm tầm nguy hiểm của dịch bệnh này nên đã đưa ra và thực hiện các chính sách sớm hơn Hungary”.
Và cậu bạn này cũng đã lựa chọn trở về Việt Nam từ tháng Ba. Một phần vì muốn an tâm ở cạnh gia đình trong khoảng thời gian đại dịch, một phần để có thể thuận tiện cho việc học khi trường của cậu đã chuyển sang học online từ trước đó.
Nam Anh chia sẻ, năm 12, cậu ôn thi IELTS và số điểm trung bình cho 4 kĩ năng mà bạn đạt được khi đó là 7.5. Lúc đó tiếng Anh rất quan trọng, bây giờ cũng thế, nhưng ở thời đại thay đổi chóng mặt như hiện tại, có nhiều thứ các teen cần phải trang bị cho mình, không chỉ mỗi mình kĩ năng ngoại ngữ như trước đây.