Tôi là Bùi Thanh Hải (sinh năm 1995, Hòa Bình), huấn luyện viên ngựa chuyên nghiệp có 8 năm kinh nghiệm.Tôi cùng với những đồng nghiệp ở CLB Ngựa Hà Nội (huyện Hoài Đức) chăm sóc gần 30 con ngựa thuần chủng được nhập khẩu từ nước ngoài. Chúng được huấn luyện các kỹ năng cơ bản như nhảy rào, phi nước kiệu, nước đại... nhằm phục vụ mục đích trình diễn, cho thuê chụp ảnh và giảng dạy học viên.Bởi quen tập luyện trên nền đất thay vì sân bê tông, những con ngựa ở CLB không cần đóng móng sắt, giúp chúng phát triển tốt và thoải mái hơn.Thông thường, một ngày tập luyện bắt đầu từ 7h30. Vào mùa hè, ngựa có thể ra sân sớm hơn để tránh nắng gắt. Công việc huấn luyện diễn ra hàng ngày, kể cả trong thời gian CLB tạm thời đóng cửa vì dịch bệnh, để các con vật không “quên bài”. Bên cạnh đó, tôi cũng đứng lớp đào tạo học viên cưỡi ngựa chuyên nghiệp theo phong cách châu Âu.Trang phục của tôi luôn sẵn sàng trước giờ làm việc. Ngoài bộ quần áo gọn gàng đảm bảo vận động linh hoạt, tôi trang bị thêm một đôi bốt da cao cổ, loại có thể tháo rời, nhằm tránh xước xát trong lúc cưỡi ngựa.Các học viên đến CLB đa dạng độ tuổi, từ trẻ em đến người cao niên. Mỗi buổi học kéo dài 30-45 phút và chỉ diễn ra trong thời tiết khô ráo.Ngoài cung cấp sẵn bốt cao cổ và mũ bảo hiểm, CLB cũng chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết khác cho học viên, trong đó có yên ngựa. Chiếc yên nằm trong số những phụ kiện không thể thiếu, giúp giảm ảnh hưởng đến cột sống của ngựa. Tùy mỗi con sẽ phù hợp với kích cỡ yên khác nhau.Cưỡi ngựa là môn thể thao đòi hỏi người chơi tương tác nhiều với con vật. Sự thân mật sẽ giúp học viên kiểm soát tình huống tốt hơn khi ngồi trên lưng ngựa. Do đó, làm quen với ngựa luôn là bài học đầu tiên của các tân binh. Một học viên mới của tôi đang dành thời gian vuốt ve, trò chuyện cùng chú ngựa sẽ đồng hành với cô trong buổi học.Roi da gần như chỉ để "làm cảnh" trong quá trình tập luyện. Khác với suy nghĩ của nhiều người, tốc độ không phải điều tiên quyết khi cưỡi ngựa, mà là việc thực hiện các động tác linh hoạt và đúng kỹ thuật.Khi giữa người cưỡi và con vật có sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau, họ có thể điều khiển ngựa chỉ bằng mệnh lệnh hoặc sử dụng dây cương.Nhiều học viên do tôi phụ trách chưa đầy 10 tuổi. Các em đến với môn thể thao này xuất phát từ lòng yêu mến động vật. Minh Ngọc (9 tuổi) đang khéo léo điều khiển chủ ngựa đứng bằng 2 chân.Sau khoảng 3-6 tháng cần mẫn tập luyện bài bản, các học viên nhí hoàn toàn có thể chủ động điều khiển con vật đi bộ, di chuyển vòng tròn, vượt qua các chướng ngại vật...Một số đã chuyển sang các bài tập nâng cao như nhảy vượt rào, đứng hai chân, buông tay giữ thăng bằng trên lưng ngựa... Không chỉ phụ huynh, tôi có thể thấy rõ sự tự tin và trưởng thành hơn của các cô, cậu bé trong quá trình tập luyện.Vào một số ngày trống lớp học, tôi tiếp tục tập luyện môn bắn cung trên lưng ngựa. Để có thể chơi môn thể thao này, bên cạnh việc thuần thục kỹ năng cưỡi ngựa, tôi phải dành nhiều thời gian học bắn cung trước đó.Tôi sử dụng loại cung truyền thống, tự căng dây và không gắn thiết bị hỗ trợ ngắm mục tiêu. Môn thể thao này đòi hỏi phải duy trì sự tập trung cao độ. Tôi vừa phải kiểm soát lực căng dây và ngắm mục tiêu, vừa đảm bảo ngựa chạy đúng hướng và tốc độ khi tôi đang không giữ dây cương. Song song với đó, mỗi phát tên trúng bia luôn đem lại sự phấn khích, đầy hào hứng.Sau mỗi buổi tập luyện dài và đầy bụi bẩn, tôi sẽ tắm và chải lông cho ngựa. Hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên hơn vào mùa hè, khi tiết trời nóng nực và các con ngựa cần được giải nhiệt.Đồ ăn chủ yếu của ngựa là cám và cỏ khô, đều được nhập khẩu. Ngoài ra, chúng còn được bổ sung vitamin và tiêm phòng. Bởi vậy, chi phí chăm sóc cả đàn ngựa có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm nhân công.Tuy tốn kém, tôi và các đồng nghiệp cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho đàn ngựa phát triển bởi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do dạ dày nhạy cảm, chúng không thể ăn những món lạ. Nếu ngựa không hấp thu thức ăn tốt, sức khỏe của chúng sẽ suy yếu, ảnh hưởng thể trạng và bộ lông không còn óng mượt.Mỗi con ngựa có một tên gọi như Lã Bố, Kim Phụng, Hương Phi,… cũng như sở hữu tính cách rất riêng. Có những con ngựa nhút nhát, hiền lành, một số khác lại bướng bỉnh, nghịch ngợm, thích lăn lộn vầy cát dưới nắng.Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, mỗi con ngựa được thương yêu như nhau, không có sự thiên vị nào. Với tôi, chúng đều ngoan, thân thiết và mối liên kết đặc biệt với những người chăm sóc.Sau giờ làm việc, tôi thường dành chút thời gian cuối ngày rong ruổi thư giãn với ngựa ở bãi đất gần CLB. Lúc này, tôi tháo giày và mũ để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tự do, hòa mình với khung cảnh xung quanh.Với tôi, không có cảm xúc nào sánh bằng việc huấn luyện một con ngựa đến khi nó trưởng thành, khỏe mạnh và nghe lời. Đặc biệt, những con ngựa bất kham càng khiến tôi ham muốn chinh phục chúng.Tình cảm gắn bó giữa tôi và đàn ngựa là vô giá, khó có điều gì đánh đổi được. Vốn dĩ, tôi đến với nghề một cách tình cờ và chọn theo đuổi công việc này chỉ sau vài lần tiếp xúc với loài ngựa. Đến nay, nó vẫn là quyết định đúng đắn nhất của tôi.
Tôi là Bùi Thanh Hải (sinh năm 1995, Hòa Bình), huấn luyện viên ngựa chuyên nghiệp có 8 năm kinh nghiệm.
Tôi cùng với những đồng nghiệp ở CLB Ngựa Hà Nội (huyện Hoài Đức) chăm sóc gần 30 con ngựa thuần chủng được nhập khẩu từ nước ngoài. Chúng được huấn luyện các kỹ năng cơ bản như nhảy rào, phi nước kiệu, nước đại... nhằm phục vụ mục đích trình diễn, cho thuê chụp ảnh và giảng dạy học viên.
Bởi quen tập luyện trên nền đất thay vì sân bê tông, những con ngựa ở CLB không cần đóng móng sắt, giúp chúng phát triển tốt và thoải mái hơn.
Thông thường, một ngày tập luyện bắt đầu từ 7h30. Vào mùa hè, ngựa có thể ra sân sớm hơn để tránh nắng gắt. Công việc huấn luyện diễn ra hàng ngày, kể cả trong thời gian CLB tạm thời đóng cửa vì dịch bệnh, để các con vật không “quên bài”. Bên cạnh đó, tôi cũng đứng lớp đào tạo học viên cưỡi ngựa chuyên nghiệp theo phong cách châu Âu.
Trang phục của tôi luôn sẵn sàng trước giờ làm việc. Ngoài bộ quần áo gọn gàng đảm bảo vận động linh hoạt, tôi trang bị thêm một đôi bốt da cao cổ, loại có thể tháo rời, nhằm tránh xước xát trong lúc cưỡi ngựa.
Các học viên đến CLB đa dạng độ tuổi, từ trẻ em đến người cao niên. Mỗi buổi học kéo dài 30-45 phút và chỉ diễn ra trong thời tiết khô ráo.
Ngoài cung cấp sẵn bốt cao cổ và mũ bảo hiểm, CLB cũng chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết khác cho học viên, trong đó có yên ngựa. Chiếc yên nằm trong số những phụ kiện không thể thiếu, giúp giảm ảnh hưởng đến cột sống của ngựa. Tùy mỗi con sẽ phù hợp với kích cỡ yên khác nhau.
Cưỡi ngựa là môn thể thao đòi hỏi người chơi tương tác nhiều với con vật. Sự thân mật sẽ giúp học viên kiểm soát tình huống tốt hơn khi ngồi trên lưng ngựa. Do đó, làm quen với ngựa luôn là bài học đầu tiên của các tân binh. Một học viên mới của tôi đang dành thời gian vuốt ve, trò chuyện cùng chú ngựa sẽ đồng hành với cô trong buổi học.
Roi da gần như chỉ để "làm cảnh" trong quá trình tập luyện. Khác với suy nghĩ của nhiều người, tốc độ không phải điều tiên quyết khi cưỡi ngựa, mà là việc thực hiện các động tác linh hoạt và đúng kỹ thuật.
Khi giữa người cưỡi và con vật có sự thấu hiểu và tin tưởng lẫn nhau, họ có thể điều khiển ngựa chỉ bằng mệnh lệnh hoặc sử dụng dây cương.
Nhiều học viên do tôi phụ trách chưa đầy 10 tuổi. Các em đến với môn thể thao này xuất phát từ lòng yêu mến động vật. Minh Ngọc (9 tuổi) đang khéo léo điều khiển chủ ngựa đứng bằng 2 chân.
Sau khoảng 3-6 tháng cần mẫn tập luyện bài bản, các học viên nhí hoàn toàn có thể chủ động điều khiển con vật đi bộ, di chuyển vòng tròn, vượt qua các chướng ngại vật...
Một số đã chuyển sang các bài tập nâng cao như nhảy vượt rào, đứng hai chân, buông tay giữ thăng bằng trên lưng ngựa... Không chỉ phụ huynh, tôi có thể thấy rõ sự tự tin và trưởng thành hơn của các cô, cậu bé trong quá trình tập luyện.
Vào một số ngày trống lớp học, tôi tiếp tục tập luyện môn bắn cung trên lưng ngựa. Để có thể chơi môn thể thao này, bên cạnh việc thuần thục kỹ năng cưỡi ngựa, tôi phải dành nhiều thời gian học bắn cung trước đó.
Tôi sử dụng loại cung truyền thống, tự căng dây và không gắn thiết bị hỗ trợ ngắm mục tiêu. Môn thể thao này đòi hỏi phải duy trì sự tập trung cao độ. Tôi vừa phải kiểm soát lực căng dây và ngắm mục tiêu, vừa đảm bảo ngựa chạy đúng hướng và tốc độ khi tôi đang không giữ dây cương. Song song với đó, mỗi phát tên trúng bia luôn đem lại sự phấn khích, đầy hào hứng.
Sau mỗi buổi tập luyện dài và đầy bụi bẩn, tôi sẽ tắm và chải lông cho ngựa. Hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên hơn vào mùa hè, khi tiết trời nóng nực và các con ngựa cần được giải nhiệt.
Đồ ăn chủ yếu của ngựa là cám và cỏ khô, đều được nhập khẩu. Ngoài ra, chúng còn được bổ sung vitamin và tiêm phòng. Bởi vậy, chi phí chăm sóc cả đàn ngựa có thể lên đến 80 triệu đồng/tháng, chưa bao gồm nhân công.
Tuy tốn kém, tôi và các đồng nghiệp cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho đàn ngựa phát triển bởi chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Do dạ dày nhạy cảm, chúng không thể ăn những món lạ. Nếu ngựa không hấp thu thức ăn tốt, sức khỏe của chúng sẽ suy yếu, ảnh hưởng thể trạng và bộ lông không còn óng mượt.
Mỗi con ngựa có một tên gọi như Lã Bố, Kim Phụng, Hương Phi,… cũng như sở hữu tính cách rất riêng. Có những con ngựa nhút nhát, hiền lành, một số khác lại bướng bỉnh, nghịch ngợm, thích lăn lộn vầy cát dưới nắng.
Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, mỗi con ngựa được thương yêu như nhau, không có sự thiên vị nào. Với tôi, chúng đều ngoan, thân thiết và mối liên kết đặc biệt với những người chăm sóc.
Sau giờ làm việc, tôi thường dành chút thời gian cuối ngày rong ruổi thư giãn với ngựa ở bãi đất gần CLB. Lúc này, tôi tháo giày và mũ để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tự do, hòa mình với khung cảnh xung quanh.
Với tôi, không có cảm xúc nào sánh bằng việc huấn luyện một con ngựa đến khi nó trưởng thành, khỏe mạnh và nghe lời. Đặc biệt, những con ngựa bất kham càng khiến tôi ham muốn chinh phục chúng.
Tình cảm gắn bó giữa tôi và đàn ngựa là vô giá, khó có điều gì đánh đổi được. Vốn dĩ, tôi đến với nghề một cách tình cờ và chọn theo đuổi công việc này chỉ sau vài lần tiếp xúc với loài ngựa. Đến nay, nó vẫn là quyết định đúng đắn nhất của tôi.