Công tác xã hội hướng tới những hoàn cảnh khó khăn ngày được nhiều người hướng tới, trong đó các bạn học sinh của các trường THPT cũng không ngoại lệ. Cũng chính bằng những nghĩa cử cao đẹp hướng tới những mảnh đời thiệt thòi là mục đích mà dự án Sound Project do chính các bạn học sinh thuộc các trường THPT tại Hà Nội vận hành ra đời.
|
Các bạn học sinh thuộc dự án Sound Project có những hoạt động ý nghĩa tại Trung Tâm Trẻ Khuyết tật Hy Vọng. |
Sound Project tạo ra những hoạt động thiện nguyện. Ngoài những giờ lên lớp, học tập thì các bạn học sinh thuộc các trường THPT tại Hà Nội lại họp nhau để tìm đến những mảnh đời còn khó khăn để giúp đỡ. Điển hình như mùa hè vừa qua, dự án Sound Project đã có những hoạt động ý nghĩa tại Trung Tâm Trẻ Khuyết tật Hy Vọng. Tại đây, các bạn học sinh đã dạy học, vui chơi với những em bé chậm phát triển trí tuệ.
Chia sẻ với PV, bạn Trang Anh (lớp chuyên Địa trường - Hà Nội Amsterdam) cho biết: "Vào thời gian đầu, các em ấy còn ngại, còn nghịch và không để ý tới chúng con. Nhưng sau 2-3 buổi, các em đã nhớ hết tên chúng con và luôn cừoi tươi khi thấy con và các bann trong dự án đến. Có em còn vẽ để tặng cho con và con thấy rất hạnh phúc trong khoảng thời gian làm hoạt động này!".
Về phía Trung tâm Hy vọng nơi các bạn học sinh của dự án Sound Project hỗ trợ mùa hè vừa qua được thành lập hơn 20 năm trước do cựu bác sĩ Đỗ Thuý Nga (81 tuổi, ở Hà Nội) điều hành chia sẻ: "Trung tâm Hy vong có 5 lớp học, mỗi lớp khoảng 10-15 học sinh và được chia thành nhiều lứa tuổi, cấp độ nặng nhẹ của bệnh. Có các em có thể đọc thì sẽ học chữ, các em kém may mắn hơn thì Trung tâm này trở thành điểm tựa để các em có thể trải nghiệm và tìm niềm vui với những người bạn của mình".
|
Trang Anh (lớp chuyên Địa trường - Hà Nội Amsterdam) thành viên tích cực tham gia các hoạt động của dự án Sound Project |
Đều đặn mỗi ngày hai bữa sáng chiều, Trung tâm Hy Vọng của bà Nga lại tấp nập người ra vào đón trẻ. Tại đây suốt bao năm qua là nơi chăm sóc cho những đứa trẻ "khuyết" về trí tuệ.
Ở tuổi bát thập, hạnh phúc của bà Nga đơn giản là được gắn bó với từng tiếng cười, tiếng khóc, tiếng gọi "mẹ ơi, bà ơi" thân thương của những đứa trẻ còn khiếm khuyết. Với bà, đó là cách để trả ơn cuộc đời, nhen nhóm lên niềm hy vọng đối với các gia đình và với các trẻ bị thiệt thòi, đúng như cái tên "Trung tâm Hy Vọng" mà bà dầy công gây dựng suốt hơn 20 năm qua.
"Tính đến nay Trung tâm Hy Vọng đã tiếp nhận trên 300 trẻ. Trong đó có trẻ ra ngoài hoà nhập. Một số khác trưởng thành học hết lớp 5 về văn hoá đã xin làm ở các xưởng, công nhân, bảo vệ, lễ tân khách sạn. Tôi thấy việc làm đó hạnh phúc với mình", bà Nga từng chia sẻ trên tờ Dân Việt.
Thông qua những nghĩa cử cao đẹp trên của các bạn học sinh thuộc dự án Sound Project, mới thấy rằng việc quan tâm đến những mảnh đời còn khó khăn là điều không của riêng ai và ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức chú ý để tạo ra một bầu không khí đầy tình thương yêu.
Bên cạnh các hoạt động hướng đến cộng đồng, các bạn học sinh THPT cũng tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện thể chất.
|
Vũ Anh Đức học sinh (lớp 11 - chuyên Khoa học tự nhiên) vừa xuất sắc giành giải nhì đơn nam giải cầu lông HSGS Champ. |
Trong đó phải kể đến trường hợp của Vũ Anh Đức (lớp 11 - chuyên Khoa học tự nhiên), cậu bạn này mới đây đã giành giải nhì nội dung đơn nam tại giải HSGS Champ do HSGS Badminton Club (HBC) tổ chức. Không chỉ là thành viên tích cực của HSGS Badminton Club, Vũ Anh Đức còn là trưởng ban tài chính của CLB do chính các bạn học sinh điều hành.