Hang Bua là địa danh văn hóa lịch sử gắn liền với người dân vùng Phủ Quỳ nói chung, người dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói riêng. Nằm trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc hệ thống dãy Trường Sơn Bắc, theo tiếng Thái gọi hang động là Thẳm, nên còn gọi tên là hang Thẳm Bua.Hang Bua là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An, chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 1997.Trải qua hàng triệu năm, hang Bua dần tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí. Quan sát từ bên ngoài, hang Bua rất đơn giản nhưng đi sâu vào trong hang động ta sẽ thấy những lớp thạch nhũ với nhiều hình thù phong phú, đa dạng, hết sức kỳ thú và huyền bí. Gắn với hang Bua là những huyền thoại về sự tích thần Núi và thần Nước giao tranh hay chuyện tình Tạo Khủn – Tinh và nàng Ni…Trong hang có những hình thù giống mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt của người xa xưa như ông già thối sáo, bộ cồng chiêng, thửa ruộng hình bậc thang, những cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng…Vào hang Bua, du khách đi theo hai cửa, cửa chính vào khoang lớn, cửa phụ vào khoang nhỏ. Ngoài cửa chính có tượng hình con ếch (gọi là mè cốp), vào cửa chính có khối đá khổng lồ như bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài và bên trong huyền bí, đáy hang rộng, bằng phẳng đủ cho cả làng, bản làm nơi hội tụ, vui chơi.Từ mặt đất nhìn lên khoảng 17m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Choong Nang” gọi là giường tiên, ở tầng 2 của khoang lớn được tạo bởi một phiến đá to, mặt phẳng như giường nằm rộng 3m - 4m trông thật đẹp mắt. Trong khoang nhỏ (thăm nhỏ) có nghê chầu, rùa đá, áng nặm (chậu nước) và thú vị hơn khi đến với suối tiên, một dòng nước trong veo, mát lạnh chảy từ kẽ đá ra trông thật huyền bí.Theo tục lệ cổ truyền, cứ mỗi dịp Xuân về, đồng bào Thái vùng Quỳ Châu lại tụ hội về đây mở hội, lễ hội hang Bua năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 19 đến ngày 22 tháng 1 Âm lịch. Ngoài phần lễ là nghi thức cúng tế tại đền Chiêng Ngam ở gần hang Bua. Nghi thức cúng mang đậm văn hóa bản sắc của đồng bào Thái. Phần hội với những trò chơi dân gian đặc sắc, như: bắn nỏ, nhảy sạp, cồng chiêng... Đặc biệt được chờ đón nhất là cuộc thi "Người đẹp hang Bua", nhằm chọn ra những "bông hoa đẹp" của mảnh đất này.Chủ tịch UBND xã Châu Tiến Sầm Thanh Hoài thông tin, theo dòng thời gian lịch sử, lễ hội hang Bua trở thành một trong những lễ hội được người dân địa phương, trong và ngoại tỉnh quan tâm. Vào dịp lễ hội nơi đây trở nên nhộn nhịp, thu hút rất đông du khách thập phương về tham quan, trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc lâu đời và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng của hang Bua.Để phục vụ tốt nhất cho du khách thập phương về tham quan, trải nghiệm cũng như cảm nhận sắc trời mùa Xuân nơi núi rừng Quỳ Châu, nhân dân, chính quyền nơi đây luôn chú tâm tạo cảnh quan, trồng cây, hoa và chuẩn bị kỹ lưỡng cho một mùa lễ hội cận kề.
Hang Bua là địa danh văn hóa lịch sử gắn liền với người dân vùng Phủ Quỳ nói chung, người dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) nói riêng. Nằm trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc hệ thống dãy Trường Sơn Bắc, theo tiếng Thái gọi hang động là Thẳm, nên còn gọi tên là hang Thẳm Bua.
Hang Bua là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An, chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 1997.
Trải qua hàng triệu năm, hang Bua dần tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí. Quan sát từ bên ngoài, hang Bua rất đơn giản nhưng đi sâu vào trong hang động ta sẽ thấy những lớp thạch nhũ với nhiều hình thù phong phú, đa dạng, hết sức kỳ thú và huyền bí. Gắn với hang Bua là những huyền thoại về sự tích thần Núi và thần Nước giao tranh hay chuyện tình Tạo Khủn – Tinh và nàng Ni…
Trong hang có những hình thù giống mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt của người xa xưa như ông già thối sáo, bộ cồng chiêng, thửa ruộng hình bậc thang, những cây cổ thụ bằng đá tỏa bóng…
Vào hang Bua, du khách đi theo hai cửa, cửa chính vào khoang lớn, cửa phụ vào khoang nhỏ. Ngoài cửa chính có tượng hình con ếch (gọi là mè cốp), vào cửa chính có khối đá khổng lồ như bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài và bên trong huyền bí, đáy hang rộng, bằng phẳng đủ cho cả làng, bản làm nơi hội tụ, vui chơi.
Từ mặt đất nhìn lên khoảng 17m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Choong Nang” gọi là giường tiên, ở tầng 2 của khoang lớn được tạo bởi một phiến đá to, mặt phẳng như giường nằm rộng 3m - 4m trông thật đẹp mắt. Trong khoang nhỏ (thăm nhỏ) có nghê chầu, rùa đá, áng nặm (chậu nước) và thú vị hơn khi đến với suối tiên, một dòng nước trong veo, mát lạnh chảy từ kẽ đá ra trông thật huyền bí.
Theo tục lệ cổ truyền, cứ mỗi dịp Xuân về, đồng bào Thái vùng Quỳ Châu lại tụ hội về đây mở hội, lễ hội hang Bua năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 19 đến ngày 22 tháng 1 Âm lịch. Ngoài phần lễ là nghi thức cúng tế tại đền Chiêng Ngam ở gần hang Bua. Nghi thức cúng mang đậm văn hóa bản sắc của đồng bào Thái. Phần hội với những trò chơi dân gian đặc sắc, như: bắn nỏ, nhảy sạp, cồng chiêng... Đặc biệt được chờ đón nhất là cuộc thi "Người đẹp hang Bua", nhằm chọn ra những "bông hoa đẹp" của mảnh đất này.
Chủ tịch UBND xã Châu Tiến Sầm Thanh Hoài thông tin, theo dòng thời gian lịch sử, lễ hội hang Bua trở thành một trong những lễ hội được người dân địa phương, trong và ngoại tỉnh quan tâm. Vào dịp lễ hội nơi đây trở nên nhộn nhịp, thu hút rất đông du khách thập phương về tham quan, trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc lâu đời và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng của hang Bua.
Để phục vụ tốt nhất cho du khách thập phương về tham quan, trải nghiệm cũng như cảm nhận sắc trời mùa Xuân nơi núi rừng Quỳ Châu, nhân dân, chính quyền nơi đây luôn chú tâm tạo cảnh quan, trồng cây, hoa và chuẩn bị kỹ lưỡng cho một mùa lễ hội cận kề.