Tháng 5 đến tháng 11 là thời điểm rất đông du khách đổ về núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang) - nơi được xem là nóc nhà của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tham gia các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, nhất là tour trekking (loại hình du lịch đi bộ đường dài) xuyên rừng, suối, thác, thăm vườn trái cây trĩu quả, cắm trại trên núi.Điểm đến mà du khách chinh phục là đỉnh Bồ Hong (khoảng 716m) - nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm và trong dãy Thất Sơn. Theo anh Dương Việt Anh, một nhiếp ảnh gia, hướng dẫn viên tại khu du lịch núi Cấm, từ tháng 5, nơi đây bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ ban ngày từ 26-28 độ C, về đêm còn 19-20 độ C, rất phù hợp để khám phá ngoài trời.Vào thời điểm này, cung đường chinh phục đỉnh núi cũng trở nên xanh mướt, đầy sức sống. Mỗi sáng, đỉnh Bồ Hong được bao bọc bởi biển mây trắng bồng bềnh, tạo nên cảnh sắc ấn tượng cho du khách ngắm và check-in.Cung đường trekking núi Cấm được chia thành 5km, 7km, 15km, 21km, 42km, tùy theo nhu cầu của du khách. Với các cung 5 - 15km, du khách có thể trải nghiệm trong ngày, qua các điểm đến như cánh đồng thốt nốt, đồi mãng cầu, suối Thanh Long, vườn xoài chín...Với các cung 21 - 42km, du khách sẽ trải nghiệm trong 2 ngày 1 đêm. Ngoài các điểm trên, du khách sẽ ghé thăm điện Cây Quế, điện Huỳnh Long, đỉnh Bồ Hong, cắm trại trên núi hoặc lưu trú ở nhà nghỉ, tham gia đốt lửa trại. Sáng hôm sau, đoàn tiếp tục tham quan các vườn trái cây đặc sản như vườn dâu da, bơ, sầu riêng trước khi trở về.Du khách phải đảm bảo sức khỏe, để tham gia trọn vẹn hành trình. Trên các cung đường đều bố trí trạm tiếp nước, trái cây đặc sản như thốt nốt, dưa hấu, dâu da, bơ… Tour gồm 2 hướng dẫn viên kèm người chăm sóc y tế. Chi phí cho một tour trekking 7km của đoàn 10 người, có ăn trưa, dao động khoảng 700.000 đồng/người”, anh Việt Anh cho hay.Khi tham gia trekking, du khách chọn trang phục dễ vận động nhưng đảm bảo kín đáo, lịch sự vì đây là điểm du lịch tâm linh. Đặc biệt, đoàn khách hạn chế tối đa việc xả rác, đảm bảo vệ sinh môi trường.Khi thăm núi Cấm, du khách nên chú ý một số điều như: Chuẩn bị tiền mặt để chi tiêu vì đa số các dịch vụ trên cung trekking đều phải trả bằng tiền mặt (nhưng không cần mang quá nhiều, chủ yếu dùng tiền mệnh giá nhỏ). Du khách không cần đem theo nhiều đồ ăn, thức uống lên núi vì có đầy đủ dịch vụ.Tại núi Cấm có nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo thu hút du khách như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm… Tháng 4 âm lịch và cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, tại đây có 2 lễ hội lớn là Lễ vía Bà Chúa Xứ và Lễ hội đua bò Bảy Núi tết Dolta của dân tộc Khmer.Theo quy hoạch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh An Giang, khu du lịch Núi Cấm được định hướng thành khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và thú vị.Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cho biết, hoạt động trekking núi Cấm được đơn vị duy trì 2 năm gần đây, thu hút đông đảo du khách và vận động viên ở nhiều nơi đến tham gia. Ảnh: Dương Việt Anh
Tháng 5 đến tháng 11 là thời điểm rất đông du khách đổ về núi Cấm (thị xã Tịnh Biên, An Giang) - nơi được xem là nóc nhà của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tham gia các hoạt động trải nghiệm thiên nhiên, nhất là tour trekking (loại hình du lịch đi bộ đường dài) xuyên rừng, suối, thác, thăm vườn trái cây trĩu quả, cắm trại trên núi.
Điểm đến mà du khách chinh phục là đỉnh Bồ Hong (khoảng 716m) - nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm và trong dãy Thất Sơn. Theo anh Dương Việt Anh, một nhiếp ảnh gia, hướng dẫn viên tại khu du lịch núi Cấm, từ tháng 5, nơi đây bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ ban ngày từ 26-28 độ C, về đêm còn 19-20 độ C, rất phù hợp để khám phá ngoài trời.
Vào thời điểm này, cung đường chinh phục đỉnh núi cũng trở nên xanh mướt, đầy sức sống. Mỗi sáng, đỉnh Bồ Hong được bao bọc bởi biển mây trắng bồng bềnh, tạo nên cảnh sắc ấn tượng cho du khách ngắm và check-in.
Cung đường trekking núi Cấm được chia thành 5km, 7km, 15km, 21km, 42km, tùy theo nhu cầu của du khách. Với các cung 5 - 15km, du khách có thể trải nghiệm trong ngày, qua các điểm đến như cánh đồng thốt nốt, đồi mãng cầu, suối Thanh Long, vườn xoài chín...
Với các cung 21 - 42km, du khách sẽ trải nghiệm trong 2 ngày 1 đêm. Ngoài các điểm trên, du khách sẽ ghé thăm điện Cây Quế, điện Huỳnh Long, đỉnh Bồ Hong, cắm trại trên núi hoặc lưu trú ở nhà nghỉ, tham gia đốt lửa trại. Sáng hôm sau, đoàn tiếp tục tham quan các vườn trái cây đặc sản như vườn dâu da, bơ, sầu riêng trước khi trở về.
Du khách phải đảm bảo sức khỏe, để tham gia trọn vẹn hành trình. Trên các cung đường đều bố trí trạm tiếp nước, trái cây đặc sản như thốt nốt, dưa hấu, dâu da, bơ… Tour gồm 2 hướng dẫn viên kèm người chăm sóc y tế. Chi phí cho một tour trekking 7km của đoàn 10 người, có ăn trưa, dao động khoảng 700.000 đồng/người”, anh Việt Anh cho hay.
Khi tham gia trekking, du khách chọn trang phục dễ vận động nhưng đảm bảo kín đáo, lịch sự vì đây là điểm du lịch tâm linh. Đặc biệt, đoàn khách hạn chế tối đa việc xả rác, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Khi thăm núi Cấm, du khách nên chú ý một số điều như: Chuẩn bị tiền mặt để chi tiêu vì đa số các dịch vụ trên cung trekking đều phải trả bằng tiền mặt (nhưng không cần mang quá nhiều, chủ yếu dùng tiền mệnh giá nhỏ). Du khách không cần đem theo nhiều đồ ăn, thức uống lên núi vì có đầy đủ dịch vụ.
Tại núi Cấm có nhiều công trình tín ngưỡng, tôn giáo thu hút du khách như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm… Tháng 4 âm lịch và cuối tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch, tại đây có 2 lễ hội lớn là Lễ vía Bà Chúa Xứ và Lễ hội đua bò Bảy Núi tết Dolta của dân tộc Khmer.
Theo quy hoạch và định hướng phát triển du lịch của tỉnh An Giang, khu du lịch Núi Cấm được định hướng thành khu du lịch hành hương, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn và thú vị.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang cho biết, hoạt động trekking núi Cấm được đơn vị duy trì 2 năm gần đây, thu hút đông đảo du khách và vận động viên ở nhiều nơi đến tham gia. Ảnh: Dương Việt Anh