Trong tuần từ ngày 10 đến 13/2, lưu lượng phương tiện ở thành phố ngàn hoa chủ yếu là xe máy, không có ôtô khách du lịch loại lớn như mọi khi, cảnh ùn ứ không xảy ra. Tại đài phun nước trung tâm phía trước chợ Đà Lạt không có du khách chụp ảnh check-in.Quảng trường Lâm Viên không có hàng dài xe đậu phía trước như thường lệ.Thường ngày, phía trước vườn hoa rất đông xe đỗ chờ khách, nay vắng lặng nhường chỗ cho taxi đậu.Gần đó là cây cầu chữ Y, khi chưa có dịch virus corona, du khách thường xếp hàng chụp ảnh ở đây. Những ngày này, các địa điểm nổi tiếng Đà Lạt trở lại vẻ tĩnh lặng, đìu hiu như hàng chục năm trước đây.Bến xe ngựa chở khách du lịch không có cơ hội hoạt động. Hàng dài xe ngựa nằm đợi khách, có chủ xe còn tân trang sửa chữa xe ngay tại bến vì vắng khách.Bến xe đạp nước trên hồ Xuân Hương vắng lặng, xe xếp hàng sát bờ, không có người chụp ảnh.Tại bức tường check-in huyền thoại ở khu Hòa Bình, thông thường để chụp ảnh tại đây du khách phải xếp hàng dài, có người phải đợi đến 20 phút. Tuy nhiên, theo khảo sát của Zing.vn, những ngày này, nơi đây gần như vắng bóng người qua lại.Để phòng dịch, nhà thờ Chính tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà) cũng ra thông báo tạm ngưng đón khách tham quan và bỏ các hoạt động có đông người dự như lớp dạy giáo lý, sinh hoạt của các đoàn thể. Riêng nhà thờ Domaine De Marie vẫn mở cổng nhưng chỉ lác đác vài người, không còn cảnh tấp nập phía trước.Nhà thờ Domaine De Marie vẫn mở cổng đón khách tham quan nhưng không tấp nập như thường lệ.Tương tự như nhà thờ Domaine, dinh Bảo Đại cũng vắng vẻ. Cả bãi xe rộng mênh mông chỉ có 3 chiếc ôtô đưa khách tới, bãi xe máy không có chiếc nào.Thiền viện Trúc Lâm tấp nập hơn các địa điểm khác, tuy nhiên theo cảm nhận của chị Thanh (người bán hàng), lượng khách hiện nay giảm rất nhiều so với ngày thường.Một số khách nước ngoài đến từ các quốc gia châu Á đeo khẩu trang cho cả gia đình ngay cả khi lễ nhưng họ lại tháo ra để chụp ảnh. Chị Minh Anh đến từ Hà Nội vừa chụp ảnh check-in tại “Hong Kong bên hông chợ Đà Lạt" cho hay khí hậu ở Đà Lạt trong lành, hợp với mong muốn của gia đình. "Tôi thấy ở Hà Nội, người dân tránh dịch nhiều hơn nhưng có biện pháp phòng ngừa thì không có vấn đề gì. Gia đình tôi vẫn sinh hoạt bình thường, sử dụng khẩu trang ở sân bay. Khi tới Đà Lạt, tôi thấy không cần thiết nữa nhưng vẫn rửa tay thường xuyên theo khuyến cáo của Bộ Y tế", chị chia sẻ.Chị Thuận (bên phải, tới từ Bắc Ninh) cho biết tới Đà Lạt thời gian này vì được biết đang dịp thời tiết đẹp. Chị mua vé máy bay từ trước Tết Nguyên đán nên khi dịch xảy ra, chị có phần lo lắng nhưng vẫn quyết định đi vì chưa thấy có dịch ở đây.Anh Thành (đến từ TP.HCM) dạo chơi tại cầu thang chợ Đà Lạt cho biết khí hậu thành phố gần giống Hà Nội nên anh thường xuyên lui tới. Trong mùa dịch, anh Thành cho biết hạn chế đến những nơi đông người như bến xe, sân bay. Du khách này cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm mỗi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể sẽ phòng tránh dịch tốt hơn, tránh chạm tay vào những đồ vật nơi công cộng.
Trong tuần từ ngày 10 đến 13/2, lưu lượng phương tiện ở thành phố ngàn hoa chủ yếu là xe máy, không có ôtô khách du lịch loại lớn như mọi khi, cảnh ùn ứ không xảy ra. Tại đài phun nước trung tâm phía trước chợ Đà Lạt không có du khách chụp ảnh check-in.
Quảng trường Lâm Viên không có hàng dài xe đậu phía trước như thường lệ.
Thường ngày, phía trước vườn hoa rất đông xe đỗ chờ khách, nay vắng lặng nhường chỗ cho taxi đậu.
Gần đó là cây cầu chữ Y, khi chưa có dịch virus corona, du khách thường xếp hàng chụp ảnh ở đây. Những ngày này, các địa điểm nổi tiếng Đà Lạt trở lại vẻ tĩnh lặng, đìu hiu như hàng chục năm trước đây.
Bến xe ngựa chở khách du lịch không có cơ hội hoạt động. Hàng dài xe ngựa nằm đợi khách, có chủ xe còn tân trang sửa chữa xe ngay tại bến vì vắng khách.
Bến xe đạp nước trên hồ Xuân Hương vắng lặng, xe xếp hàng sát bờ, không có người chụp ảnh.
Tại bức tường check-in huyền thoại ở khu Hòa Bình, thông thường để chụp ảnh tại đây du khách phải xếp hàng dài, có người phải đợi đến 20 phút. Tuy nhiên, theo khảo sát của Zing.vn, những ngày này, nơi đây gần như vắng bóng người qua lại.
Để phòng dịch, nhà thờ Chính tòa Đà Lạt (nhà thờ Con Gà) cũng ra thông báo tạm ngưng đón khách tham quan và bỏ các hoạt động có đông người dự như lớp dạy giáo lý, sinh hoạt của các đoàn thể. Riêng nhà thờ Domaine De Marie vẫn mở cổng nhưng chỉ lác đác vài người, không còn cảnh tấp nập phía trước.
Nhà thờ Domaine De Marie vẫn mở cổng đón khách tham quan nhưng không tấp nập như thường lệ.
Tương tự như nhà thờ Domaine, dinh Bảo Đại cũng vắng vẻ. Cả bãi xe rộng mênh mông chỉ có 3 chiếc ôtô đưa khách tới, bãi xe máy không có chiếc nào.
Thiền viện Trúc Lâm tấp nập hơn các địa điểm khác, tuy nhiên theo cảm nhận của chị Thanh (người bán hàng), lượng khách hiện nay giảm rất nhiều so với ngày thường.
Một số khách nước ngoài đến từ các quốc gia châu Á đeo khẩu trang cho cả gia đình ngay cả khi lễ nhưng họ lại tháo ra để chụp ảnh. Chị Minh Anh đến từ Hà Nội vừa chụp ảnh check-in tại “Hong Kong bên hông chợ Đà Lạt" cho hay khí hậu ở Đà Lạt trong lành, hợp với mong muốn của gia đình. "Tôi thấy ở Hà Nội, người dân tránh dịch nhiều hơn nhưng có biện pháp phòng ngừa thì không có vấn đề gì. Gia đình tôi vẫn sinh hoạt bình thường, sử dụng khẩu trang ở sân bay. Khi tới Đà Lạt, tôi thấy không cần thiết nữa nhưng vẫn rửa tay thường xuyên theo khuyến cáo của Bộ Y tế", chị chia sẻ.
Chị Thuận (bên phải, tới từ Bắc Ninh) cho biết tới Đà Lạt thời gian này vì được biết đang dịp thời tiết đẹp. Chị mua vé máy bay từ trước Tết Nguyên đán nên khi dịch xảy ra, chị có phần lo lắng nhưng vẫn quyết định đi vì chưa thấy có dịch ở đây.
Anh Thành (đến từ TP.HCM) dạo chơi tại cầu thang chợ Đà Lạt cho biết khí hậu thành phố gần giống Hà Nội nên anh thường xuyên lui tới. Trong mùa dịch, anh Thành cho biết hạn chế đến những nơi đông người như bến xe, sân bay. Du khách này cũng chia sẻ thêm kinh nghiệm mỗi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể sẽ phòng tránh dịch tốt hơn, tránh chạm tay vào những đồ vật nơi công cộng.