Đêm 7/9, bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội ngoài những thiệt hại về tài sản như những chiếc ô tô, mái tôn bị hất bay thì nhiều người không khỏi xót xa với cảnh hàng cây cổ thụ bị bật gốc.Với nhiều người, hàng cây cổ thụ là kí ức nơi họ sống, chúng cũng là chứng nhân của sự thay da đổi thịt của Thủ đô qua nhiều năm.Điển hình như gốc đa trên đường Hàng Trống - Hoàn Kiếm, nó không chỉ đem lại bóng mát cho con đường mà là một phần cổ kính của khu phố cổ.Có mặt trên nhiều tuyến đường Hà Nội sáng 8/9 sau khi bão Yagi quét qua, nhiều người dân không khỏi tiếc nuối khi chứng kiến những cây cổ thụ bị đổ.Ông Hoàng Xuân Thắng (Lò Sũ - Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Tôi sinh ra lớn lên từ nhỏ ở khu phố Lò Sũ này, những cây cao là nơi chúng tôi thường xuyên ngồi hóng mắt, chơi quanh gốc cây. Nay nhìn thấy cảnh này xót xa lắm".Đồng cảm xúc với ông Thắng có bà Tuyến (Lò Sũ - Hà Nội): "Chúng ta mất vài chục năm để có cây xanh nhưng giá trị mất đi nhiều nhất đó là yếu tố kỉ niệm. Những cái cây này gắn bó với thời trẻ của chúng tôi".Theo ghi nhận của PV, sáng 8/9 trên nhiều tuyến phố Hà Nội hàng cây cổ thụ nằm ngổn ngang chắn ngang đường khiến người dân phải tìm cách đi lối khác.Hàng cây cổ thụ trên đường Hoàng Diệu - trước đài tưởng niệm Bắc Sơn đã đổ gục. Đây là tuyến đường có nhiều cây lớn thuộc hàng bậc nhất Hà Nội.Khu phố Lý Nam Đế cũng có nhiều cây cổ thụ đổ chắn lối đi.Con đường nên thơ nhất của Hà Nội là Phan Đình Phùng cũng tan hoang sau khi bão số 3 Yagi quét qua.
Đêm 7/9, bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội ngoài những thiệt hại về tài sản như những chiếc ô tô, mái tôn bị hất bay thì nhiều người không khỏi xót xa với cảnh hàng cây cổ thụ bị bật gốc.
Với nhiều người, hàng cây cổ thụ là kí ức nơi họ sống, chúng cũng là chứng nhân của sự thay da đổi thịt của Thủ đô qua nhiều năm.
Điển hình như gốc đa trên đường Hàng Trống - Hoàn Kiếm, nó không chỉ đem lại bóng mát cho con đường mà là một phần cổ kính của khu phố cổ.
Có mặt trên nhiều tuyến đường Hà Nội sáng 8/9 sau khi bão Yagi quét qua, nhiều người dân không khỏi tiếc nuối khi chứng kiến những cây cổ thụ bị đổ.
Ông Hoàng Xuân Thắng (Lò Sũ - Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Tôi sinh ra lớn lên từ nhỏ ở khu phố Lò Sũ này, những cây cao là nơi chúng tôi thường xuyên ngồi hóng mắt, chơi quanh gốc cây. Nay nhìn thấy cảnh này xót xa lắm".
Đồng cảm xúc với ông Thắng có bà Tuyến (Lò Sũ - Hà Nội): "Chúng ta mất vài chục năm để có cây xanh nhưng giá trị mất đi nhiều nhất đó là yếu tố kỉ niệm. Những cái cây này gắn bó với thời trẻ của chúng tôi".
Theo ghi nhận của PV, sáng 8/9 trên nhiều tuyến phố Hà Nội hàng cây cổ thụ nằm ngổn ngang chắn ngang đường khiến người dân phải tìm cách đi lối khác.
Hàng cây cổ thụ trên đường Hoàng Diệu - trước đài tưởng niệm Bắc Sơn đã đổ gục. Đây là tuyến đường có nhiều cây lớn thuộc hàng bậc nhất Hà Nội.
Khu phố Lý Nam Đế cũng có nhiều cây cổ thụ đổ chắn lối đi.
Con đường nên thơ nhất của Hà Nội là Phan Đình Phùng cũng tan hoang sau khi bão số 3 Yagi quét qua.