Năm 1954, Lý Tiểu Long bái sư làm môn hạ Diệp Vấn, chính thức học Vịnh Xuân Quyền. Nhờ những năm tháng tôi luyện cùng "nhất đại tông sư" Diệp Vấn, Lý Tiểu Long đã lợi hại hơn rất nhiều. Sau này Lý Tiểu Long trở thành một cao thủ "bất bại", là người khai sinh ra Triệt Quyền Đạo lẫy lừng. Dù vậy có một điều lạ là Tiểu Long không được Diệp Vấn đánh giá cao bằng Quách Phú.
|
Diệp Vấn (trái), Lý Tiểu Long (phải) và Quách Phú (giữa) khi về già. |
Quách Phú được Diệp Vấn ca ngợi là có khả năng nổi bật nhất nên được đứng đầu trong "Thất đại đệ tử" của Diệp Vấn. Sau này, Diệp Vấn lại trao cuốn bí kíp "Vịnh Xuân Quyền bí bản" cho Quách Phú với mong muốn truyền y bát Vịnh Xuân Quyền cho Quách Phú.
Hẳn nhiều người sẽ hỏi tại sao đó không phải Lý Tiểu Long? Có lẽ Diệp Vấn cho rằng Lý Tiểu Long là người có tài năng quá lớn, muốn sự phá cách nên sẽ không phải là người phù hợp để truyền bá võ Vịnh Xuân, thực tế Lý Tiểu Long chỉ dạy Triệt Quyền Đạo chứ không truyền bá Vịnh Xuân của Diệp Vấn.
Lại nói về Quách Phú. Năm 1940, ở Phật Sơn, Quách Phú phát hiện thấy Diệp Vấn đang bí mật dạy Vịnh Xuân quyền có 6 học trò. Tỏ ra thích thú, Quách Phú lấy hết dũng khí để tìm gặp và xin làm đệ tử của Diệp Vấn. Dù vậy khi đó Quách Phú đã 19 tuổi, không còn phù hợp để học võ nên Diệp Vấn đắn đo.
Đó là lý do Diệp Vấn từ chối Quách Phú làm đệ tử. Nhưng Quách Phú không bỏ cuộc, ông làm mọi cách để xin bái sư và cuối cùng Diệp Vấn cũng đồng ý, nhận anh làm đệ tử thứ 7. Mặc dù khá lớn tuổi để học võ nhưng Quách Phú rất có năng khiếu nên đã tiến bộ vượt bậc so với các môn đệ khác.
Năm 1945, võ đường của Diệp Vấn bị đóng cửa. Quách Phú "bất đắc dĩ" phải về quê, dù vậy ông vẫn thường xuyên được Diệp Vấn tới thăm. "Nhất đại tông sư" Trung Quốc sau đó có quyết định quan trọng đó là trao cuốn bí kíp "Vịnh Xuân Quyền bí bản" cho Quách Phú.