1. Bạn không cố thay đổi nhau: Một số người ngay từ khi bắt đầu tình yêu đã nghĩ: "Mình không thích tính cách của anh ấy lắm, nhưng mình sẽ có thể thay đổi anh ấy". Thực tế, không ai thay đổi được ai cả.
Bạn có thể khiến chàng có cảm hứng thay đổi một số thứ, nhưng nếu có điều gì đó ở chàng mà bạn thực sự không thích và nghĩ là sẽ sửa, thì đừng nên theo đuổi mối quan hệ này. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu ai đó cố biến bạn thành một người khác?
2. Bạn thích thú khi hai người ở bên nhau: Sau một thời gian dài bên nhau, bạn bắt đầu cảm thấy như thể mình đã hiểu chân tơ kẽ tóc người ấy. Ở giai đoạn này, dành thời gian bên nhau và giữ được cảm hứng cho nhau là điều rất quan trọng.
Bạn có thể đi xem phim cùng nhau, ăn tối bên nhau trong ánh nến lãng mạn, hoặc đi dạo cùng nhau, bất cứ hoạt động nào mà cả hai cùng thoải mái, đó cũng là một trong những điều khiến tình yêu lâu dài.
3. Cả hai sẵn sàng cho tương lai bên nhau: Nếu bạn muốn cưới mà người kia vẫn dùng dằng thì có thể sẽ gây ra thất vọng. Ngay từ đầu mối quan hệ, bạn hãy tìm hiểu xem liệu người ấy có chung những mục tiêu, mong muốn giống mình hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể bắt đầu tình yêu ngay mà không cần băn khoăn.
4. Cả hai có ưu tiên giống nhau: Nếu một người vợ chỉ muốn ở nhà nội trợ, chăm sóc nhà cửa, con cái, mà người chồng lại không muốn là người kiếm tiền duy nhất trong nhà, hai người sẽ phải tìm cách thoả hiệp. Đây cũng là một vấn đề quan trọng mà cả hai cần trao đổi trước khi bắt đầu mối quan hệ.
5. Có cùng nhu cầu tình dục: Nếu hai người không hoà hợp trong chuyện chăn gối thì sẽ dễ gây thất vọng cho cả hai. Tốt hơn là hãy đợi đến lúc cả hai cùng bình tĩnh lại và phân tích những điểm chung của hai người.
6. Hai người có chung quan điểm về việc nhà: Sống cùng nhau ít nhất một tháng trước khi cưới cũng là cách để tránh xung đột về chuyện phân chia việc nhà.
Nếu bạn là người cầu toàn, lúc nào cũng phải gọn gàng, sạch sẽ mà người ấy bừa bãi, cẩu thả thì cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Bạn có thể chịu được những trận cãi vã triền miên vì nhà cửa bừa bộn?
7. Cả hai có cùng quan điểm về tài chính: Sẽ rất khó để kết hợp một người không quen lên kế hoạch về tài chính với một người cân nhắc cẩn thận từng món chi tiêu. Tài chính là một vấn đề rất nhạy cảm. Vì thế, tốt hơn hết là nên chung sống với một người giống mình. Nếu không, đây có thể sẽ trở thành nguyên nhân số 1 gây cãi vã.
8. Chung quan điểm về con cái: Khi một cặp đôi quyết định có con, điều đó có nghĩa là mối quan hệ của họ khá bền vững. Tuy nhiên vẫn có một vài vấn đề. Bạn có thể nghĩ một con là đủ, còn người kia lại muốn hai con.
Hai người cũng có thể xung đột về vấn đề chăm sóc sức khoẻ. Những điều này cũng nên được thảo luận từ đầu để hai người hiểu nhau hơn.
9. Khiếu hài hước tương đồng: Đôi khi, khiếu hài hước chính là thần dược cho một gia đình vui vẻ. Nếu hai người có cùng khiếu hài hước, cơ hội có một cuộc sống hạnh phúc là 90%.
10. Hai người có địa vị xã hội ngang nhau: Ở giai đoạn đầu, những sự khác biệt thường khó nhận biết vì hai người đang ngây ngất trong men tình. Tuy nhiên, nếu cân nhắc đến việc mỗi người được nuôi dạy một cách khác nhau, từ đó có thái độ khác nhau cho những thứ nhỏ nhất, và vì thế hai người không thể hiểu nhau được hết.
Tuy nhiên, nếu muốn được ở bên nhau, họ sẽ học cách thích nghi nhau. Mặc dù vậy, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu môi trường nuôi dưỡng của hai người giống nhau.