Quán cà phê ngon của những cô nàng “xấu” nhất Ấn Độ

Google News

Du khách đến quán cà phê ngon Sheroes's Hangout cho biết họ không hề quan tâm đến nhan sắc của 5 cô chủ, điều họ quan tâm là cà phê.

Một quán café đặc biệt đã thu hút nhiều khách du lịch bởi chính chủ nhân của quán. 5 cô gái trẻ với dung nhan “đáng sợ” đã khiến quán café này trở thành dấu ấn in đậm trong lòng du khách.
5 cô chủ quán ở đây trước khi có công việc này đã phải sống một cuộc sống đầy tủi hổ, cô độc, đau đớn vì một khuôn mặt biến dạng và một vết sẹo trong tâm hồn nhiều năm liền.
Khi mới mở quán, một vài người đã diễu cợt đây là Quán cà phê ngon của những cô gái xấu xí. Tuy nhiên, những du khách tới đây lại không nghĩ như vậy.
"Khi đến quán, điều tôi nhận thấy không phải là sự xấu xí trên khuôn mặt của họ, mà tôi chỉ thấy những nụ cười tỏa nắng, sự tự tin trong phong thái của họ. Đó là những người phụ nữ có tâm hồn thật đẹp và mạnh mẽ", một du khách chia sẻ.
"Tôi cảm thấy rất hồ hởi khi lần đầu tiên có nhóm du khách Ấn Độ tới quán và nói rằng họ rất khâm phục sự dũng cảm của tôi", Rupa, một cô gái 22 tuổi, một trong 5 nữ chủ nhân quán cà phê Sheroes's Hangout chia sẻ.
Quán cà phê đặc biệt này nằm tại Agra, phía bắc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Gọi là đặc biệt là bởi, chủ nhân của quán là 5 cô gái với khuôn mặt biến dạng xấu xí vì bị tạt axit. Cái tên Sheroes's Hangout theo chia sẻ của các cô có nghĩa là "nơi gặp gỡ của các nữ anh hùng". Ra đời vào năm 2014, quán cà phê được tài trợ bởi dự án Stop Acid Attacks, một nhóm tình nguyện muốn chấm dứt nạn tấn công axit nhằm vào nữ giới tại Ấn Độ, nơi mà một can axit 750ml đậm đặc chỉ có giá ngang ngửa với một mớ rau.
Quan ca phe ngon cua nhung co nang “xau” nhat An Do
Quán cà phê Sheroes's Hangout. 
Đến với Sheroes's Hangout, khách hàng không chỉ được thưởng thức cà phê ngon cùng những miếng bánh ngọt ngào, sự phục vụ chu đáo tận tình từ 4 cô chủ dễ thương. Tuy chỉ mới mở từ tháng 12/2014 nhưng quán đã nhanh chóng trở thành địa điểm nổi tiếng tại Agra. Sau khi ăn uống no nê xong, bạn có thể trả tiền theo ý mình, ít nhiều đều được, rồi sau đó số tiền ấy sẽ được chuyển về quỹ dành cho các nạn nhân bị tạt axit.
"Những vị khách đến với chúng tôi hầu hết đều là người nước ngoài đã từng biết đến quán qua các thông tin truyền thông. Họ muốn biết những kẻ sống sót như chúng tôi sẽ xoay sở như thế nào với gương mặt bị hủy hoại", Chanchal Kumari, 20 tuổi chia sẻ. Kumari bị tạt axit sau khi từ chối lời cầu hôn của một gã đàn ông năm 2012.
4 cô chủ còn lại của Sheroes's Hangout bao gồm Rupa, Ritu Saini, Gita Mahor và Neetu Mahor. Các cô từng phải sống một cuộc sống buồn tủi, tách biệt với xã hội, cả ngày chỉ có thể trốn trong nhà trong nhiều năm trời, vật lộn với sự đau đớn và tâm hồn vụn vỡ cho đến khi các cô tìm ra dự án Stop Acid Attacks thông qua Facebook được phát động vào đúng ngày Quốc tế phụ nữ trong năm 2013. Dự án này tìm tới những nạn nhân bị tạt axit, đề nghị hỗ trợ họ về mặt thuốc men và tái hòa nhập cộng đồng. Sheroes's Hangout cũng là một trong những sản phẩm của dự án SAA. – Trí thức trẻ cho biết.
Quan ca phe ngon cua nhung co nang “xau” nhat An Do-Hinh-2
 Ritu Saini, Chanchal Kumari, Neeta Mahor, Gita Mahor và Rupa.
Cũng theo đó, VnExpress cho biết thêm, Theo thống lê của Cục tội phạm quốc gia, mỗi năm ở Ấn Độ có khoảng 1.000 vụ tạt axit. 70% nạn nhân là phụ nữ và phần lớn họ đều không báo cáo với chính quyền do lo sợ gia đình sẽ bị trả thù. Phần lớn những kẻ tạt axit là bạn trai, bạn bè, họ hàng hay chồng của nạn nhân. Hơn 50% phụ nữ bị tạt axit cho biết, nạn nhân là kẻ mà cô từ chối nhận lời khi hắn ngỏ lời yêu.
Gita Mahor và Neetu Mahor bị tạt axit cách đây 3 năm bởi chính người chồng, người cha của họ. Cả hai mẹ con giờ đây đều bị biến dạng mặt nghiêm trọng và suy giảm thị lực nặng. Không có ai hỗ trợ, Gita và Neetu buộc phải tiếp tục chung sống với gã đàn ông tàn độc và chịu đựng đòn roi, sỉ nhục mỗi ngày. May mắn cho họ, SAA đã tìm đến và đề nghị mang đến cuộc sống mới cho hai mẹ con. – Theo Trí thức trẻ
Quan ca phe ngon cua nhung co nang “xau” nhat An Do-Hinh-3
 Không gian bên trong quán.
Ngày hôm nay, Gita và con gái mỗi ngày đều ăn mặc đẹp đẽ, tới quán cà phê làm việc, chia sẻ câu chuyện cuộc đời với những khách hàng thân thiện. Một trong những mục tiêu của SAA khi mở quán cà phê Sheroes's Hangout là để tạo dựng một nơi phát triển các kỹ năng riêng biệt mà các nạn nhân bị tạt axit hứng thú. Gita còn tham dự một lớp học làm bánh tại khách sạn để quán sớm có thể phục vụ món bánh quy và cupcake cho các khách hàng.
Theo Đời Sống & Pháp Luật

Bình luận(0)