Nhà Gương hay nhà Cười là một công trình được chính phủ Tiệp Khắc xây dựng cho Hà Nội vào năm 1979. Đối với nhiều thế hệ 6X, 7X, 8X hay 9X đời đầu, đây đã từng là một địa điểm gắn liền với tuổi thơ. Trải qua năm tháng, công trình dần xuống cấp và bỏ trống nhưng nay đã được hồi sinh chuẩn bị đón những vị khách nhí sau nhiều năm trống vắng.Nằm ở ngay cổng công viên Thống Nhất (đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), Nhà Gương đã từng là một địa điểm hot nhất thời mới xây dựng và trong suốt những thập kỷ sau đó.'Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, người xếp hàng chờ vào chơi dài cả chục mét vì lúc đó Hà Nội đâu có chỗ nào để chơi đâu. Nhưng rồi qua nhiều năm, ngôi nhà xuống cấp, tường bong tróc khắp nơi nên các gia đình cũng dần không đưa con cái đến chơi nữa' - Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy (tác giả Con đường gốm sứ) - người hồi sinh Nhà Gương chia sẻ.Tác giả Con đường gốm sứ đồng thời là người thực hiện công trình gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương trong Công viên Thống Nhất chia sẻ, khi tiếp cận bản vẽ kiến trúc của tòa nhà do công viên Thống nhất cung cấp, chị Thủy đã vô cùng thích thú khi biết kiến trúc sư Tiệp Khắc đã lấy cảm hứng từ một vỏ ốc khổng lồ để tạo hình tòa nhà.Cửa vào tòa nhà là miệng vỏ ốc, tòa nhà xoắn tròn với lối đi mê cung dẫn vào lòng trong cùng của vỏ ốc là nhà tròn có 8 tấm gương dị dạng. Họa sĩ Thu Thủy cho biết, lối kiến trúc này rất phù hợp cho việc tạo thành các bức phù điêu gốm lớn.Những trang trí gốm xung quanh trong ngoài tòa nhà được lấy cảm hứng từ chủ đề biển đảo. Tòa nhà có chu vi dài 60m, cao trung bình 6m, chỗ cao nhất là 7,2m, chỗ thấp nhất 4,8m. Bức tường chạy bao quanh hình tròn vỏ ốc, chỉ có hai ô cửa sổ lớn và 3 khe cửa giật cấp để lấy ánh sáng và thoáng khí nên rất lý tưởng cho việc trang trí bằng tranh gốm.'Từ biển Hạ Long đến sóng Trường Sa - đó là chủ đề ý tưởng tôi thiết kế trang trí cho mặt ngoài tòa Nhà Gương. Với tất cả tình cảm yêu quý và những kỷ niệm gắn bó với biển Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới và 5 chuyến đi công tác ở Trường Sa đã giúp tôi có những ý tưởng thi công các công trình gắn gốm góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam và tôi cũng đã gửi gắm tất cả những công trình do tôi làm ở Thủ đô Hà Nội' - chị Thủy cho biết thêm.Từ ngoài vào trong tòa nhà, các trang trí phù điêu gốm đa dạng phong phú nhưng cùng đồng nhất theo chủ đề biển đảo với đầy đủ các sinh vật đại dương như tảo biển, san hô, các loài tôm cua cá.Tác giả của căn nhà tiết lộ, công trình này đã sử dụng khoảng hơn 2 triệu viên gốm nhỏ kích thước 2x2cm, là sự kết hợp của nhiều phong cách và kỹ thuật gắn gốm, phù điêu.Sàn nhà cũng dược phủ bởi những lớp gốm màu xanh dương tạo cảm giác người xem đang đi giữa đáy đại dương. Nữ họa sỹ ấp ủ sẽ có thể truyền tình yêu biển đảo quê hương cho trẻ em từ căn nhà này.Điều đặc biệt là ở 'lõi ốc' - trung tâm của căn nhà là 50 tấm gương được thay sáng mới, kết hợp với nhau tỏa ra như kính vạn hoa tạo thành một mê cung gương đẹp lung linh kỳ ảo.Mê cung này là lối dẫn đến căn phòng gương - phòng cười với những tấm gương lồi lõm khác nhau. Dựa theo mức độ uốn lượn của gương mà người soi có thể 'một tấc' thành siêu mẫu chân dài hay hài hước với người dài chân ngắn ngủn.Hiện ngôi nhà này đang được chuẩn bị hồ sơ gửi tới kỷ lục Guiness thế giới xét duyệt là công trình Nhà Gương gắn gốm về chủ đề biển đảo lớn nhất thế giới. Vậy là sau một thời gian dài nằm im, căn Nhà Cười cũng đã được thay áo mới trở lại trong những tiếng cười giòn tan chờ đợi của các khán giả nhỏ tuổi.Mời quý độc giả xem video Phục hồi nhà gương bằng gốm nghệ thuật - Nguồn: Truyền hình Nhân dân
Nhà Gương hay nhà Cười là một công trình được chính phủ Tiệp Khắc xây dựng cho Hà Nội vào năm 1979. Đối với nhiều thế hệ 6X, 7X, 8X hay 9X đời đầu, đây đã từng là một địa điểm gắn liền với tuổi thơ. Trải qua năm tháng, công trình dần xuống cấp và bỏ trống nhưng nay đã được hồi sinh chuẩn bị đón những vị khách nhí sau nhiều năm trống vắng.
Nằm ở ngay cổng công viên Thống Nhất (đường Trần Nhân Tông, Hà Nội), Nhà Gương đã từng là một địa điểm hot nhất thời mới xây dựng và trong suốt những thập kỷ sau đó.
'Những năm 80, 90 của thế kỷ trước, người xếp hàng chờ vào chơi dài cả chục mét vì lúc đó Hà Nội đâu có chỗ nào để chơi đâu. Nhưng rồi qua nhiều năm, ngôi nhà xuống cấp, tường bong tróc khắp nơi nên các gia đình cũng dần không đưa con cái đến chơi nữa' - Họa sỹ Nguyễn Thu Thủy (tác giả Con đường gốm sứ) - người hồi sinh Nhà Gương chia sẻ.
Tác giả Con đường gốm sứ đồng thời là người thực hiện công trình gắn gốm nghệ thuật Nhà Gương trong Công viên Thống Nhất chia sẻ, khi tiếp cận bản vẽ kiến trúc của tòa nhà do công viên Thống nhất cung cấp, chị Thủy đã vô cùng thích thú khi biết kiến trúc sư Tiệp Khắc đã lấy cảm hứng từ một vỏ ốc khổng lồ để tạo hình tòa nhà.
Cửa vào tòa nhà là miệng vỏ ốc, tòa nhà xoắn tròn với lối đi mê cung dẫn vào lòng trong cùng của vỏ ốc là nhà tròn có 8 tấm gương dị dạng. Họa sĩ Thu Thủy cho biết, lối kiến trúc này rất phù hợp cho việc tạo thành các bức phù điêu gốm lớn.
Những trang trí gốm xung quanh trong ngoài tòa nhà được lấy cảm hứng từ chủ đề biển đảo. Tòa nhà có chu vi dài 60m, cao trung bình 6m, chỗ cao nhất là 7,2m, chỗ thấp nhất 4,8m. Bức tường chạy bao quanh hình tròn vỏ ốc, chỉ có hai ô cửa sổ lớn và 3 khe cửa giật cấp để lấy ánh sáng và thoáng khí nên rất lý tưởng cho việc trang trí bằng tranh gốm.
'Từ biển Hạ Long đến sóng Trường Sa - đó là chủ đề ý tưởng tôi thiết kế trang trí cho mặt ngoài tòa Nhà Gương. Với tất cả tình cảm yêu quý và những kỷ niệm gắn bó với biển Hạ Long - di sản thiên nhiên của thế giới và 5 chuyến đi công tác ở Trường Sa đã giúp tôi có những ý tưởng thi công các công trình gắn gốm góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam và tôi cũng đã gửi gắm tất cả những công trình do tôi làm ở Thủ đô Hà Nội' - chị Thủy cho biết thêm.
Từ ngoài vào trong tòa nhà, các trang trí phù điêu gốm đa dạng phong phú nhưng cùng đồng nhất theo chủ đề biển đảo với đầy đủ các sinh vật đại dương như tảo biển, san hô, các loài tôm cua cá.
Tác giả của căn nhà tiết lộ, công trình này đã sử dụng khoảng hơn 2 triệu viên gốm nhỏ kích thước 2x2cm, là sự kết hợp của nhiều phong cách và kỹ thuật gắn gốm, phù điêu.
Sàn nhà cũng dược phủ bởi những lớp gốm màu xanh dương tạo cảm giác người xem đang đi giữa đáy đại dương. Nữ họa sỹ ấp ủ sẽ có thể truyền tình yêu biển đảo quê hương cho trẻ em từ căn nhà này.
Điều đặc biệt là ở 'lõi ốc' - trung tâm của căn nhà là 50 tấm gương được thay sáng mới, kết hợp với nhau tỏa ra như kính vạn hoa tạo thành một mê cung gương đẹp lung linh kỳ ảo.
Mê cung này là lối dẫn đến căn phòng gương - phòng cười với những tấm gương lồi lõm khác nhau. Dựa theo mức độ uốn lượn của gương mà người soi có thể 'một tấc' thành siêu mẫu chân dài hay hài hước với người dài chân ngắn ngủn.
Hiện ngôi nhà này đang được chuẩn bị hồ sơ gửi tới kỷ lục Guiness thế giới xét duyệt là công trình Nhà Gương gắn gốm về chủ đề biển đảo lớn nhất thế giới. Vậy là sau một thời gian dài nằm im, căn Nhà Cười cũng đã được thay áo mới trở lại trong những tiếng cười giòn tan chờ đợi của các khán giả nhỏ tuổi.
Mời quý độc giả xem video Phục hồi nhà gương bằng gốm nghệ thuật - Nguồn: Truyền hình Nhân dân