Vùng đất lửa Quảng Trị: Từng là vùng đất hứng chịu bom đạn khốc liệt trong kháng chiến nên dù đã được chủ tâm xây dựng, phát triển, đến Quảng Trị, chúng ta vẫn cảm nhận được những vết hằn chưa thể xóa mờ.
Bên cạnh những tàn tích của cuộc chiến, Quảng Trị cũng có hàng loạt danh lam, thắng cảnh để bạn chiêm ngưỡng, khám phá, như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, biển Mỹ Thủy, biển Cửa Việt, hang động Brai, thành cổ Quảng Trị.... Ảnh: Trần Khôi. Chốn rừng thiêng nước độc U Minh: Rừng U Minh gồm U Minh thượng và U Minh hạ, đây nổi tiếng với nhiều loài thú dữ, rắn độc, ong, muỗi rừng, cá sấu… khiến du khách khiếp vía khi vô tình "diện kiến". Tuy nhiên, nếu biết phòng bị và bỏ qua những long lắng ban đầu, bạn sẽ có dịp khám phá, tìm hiểu một trong những khu rừng ngập mặn đặc trưng của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Govietnamtour. Dãy núi Trường Sơn: Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc, dãy Trường Sơn là nơi chịu tác động của bom đạn không thua kém vùng đất lửa Quảng Trị. Hoang vắng, hẻo lánh, thời tiết thất thường là lý do hiện nay chỉ một số bộ tộc nhỏ sinh sống trong khu vực này. Tuy nhiên, sau khi tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh hoạt động, hàng loạt công ty du lịch giới thiệu tour khám phá dãy núi này, cùng các địa danh các tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk... Ảnh: Vance. Sa mạc cát Mũi Né: Tình trạng sa mạc hóa xảy ra ở các bờ biển khô cằn dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận. Đáng chú ý nhất là sa mạc cát ở Mũi Né với những cồn cát khổng lồ, trải dài bao la ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất Việt Nam, song các đồi cát tại đây lại có sức hút không nhỏ với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động bạn nên thử tại đây là trượt cát, chạy xe mô tô trên cát, chụp hình... Ảnh: Meandmychucks. Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Là hai quần đảo có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng của nước ta. Ở đây chỉ toàn nước biển, nguồn nước ngọt vô cùng khan hiếm và ít đất trồng trọt. Không chỉ thế, nơi đây còn thường xuyên oằn mình gánh những cơn bão lớn trước khi đi vào đất liền. Dù khắc nghiệt, hai quần đảo này luôn có sức hút với du khách trong và ngoài nước. Và đến được đây là niềm tự hào của tất cả mọi người. Sắp tới, sẽ có tour đưa du khách tham quan Trường Sa với giá khoảng 20 triệu đồng một người. Ảnh: VKG. Núi non lởm chởm trên cao nguyên đá Đồng Văn: Với người dân địa phương, nơi đây khá khắc nghiệt với những bãi đá chông chênh, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, với du khách, cao nguyên Đồng Văn được coi là cổng trời, nơi trời đất như hòa vào làm một và là điểm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến một lần trong đời. Ảnh: Lekima Hùng. Chênh vênh Hoàng Liên Sơn: Dãy núi này dài 180 km, rộng khoảng 30 km, trải qua ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Đây được xem là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất nước ta. Tuy nhiên, với du khách, trải nghiệm lý thú khi chinh phục đèo Ô Quy Hồ, cảm giác vượt qua bản thân khi chinh phục thành công đỉnh Fansipan. Cái giá lạnh của thời tiết lại có sức hút đến mức nếu nghe bạn bè kể lại, bạn sẽ ao ước được đặt chân đến. Ảnh: Mạc Kỳ Như. Mùa đông lạnh buốt ở Mẫu Sơn: Mẫu Sơn là một địa danh nổi tiếng thuộc hai huyện Lộc Bình và Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn. Đây được coi là vùng đất có khí hậu lạnh nhất nước ta. Vào mùa đông, nhiệt độ một số điểm của Mẫu Sơn xuống đến âm độ C, thường xuyên có tuyết, cây cối đóng băng, phủ một lớp tuyết dầy. Không khí lạnh không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà còn cản trở sinh hoạt, đời sống của người dân. Ảnh: Mạnh Thắng.
Vùng đất lửa Quảng Trị: Từng là vùng đất hứng chịu bom đạn khốc liệt trong kháng chiến nên dù đã được chủ tâm xây dựng, phát triển, đến Quảng Trị, chúng ta vẫn cảm nhận được những vết hằn chưa thể xóa mờ.
Bên cạnh những tàn tích của cuộc chiến, Quảng Trị cũng có hàng loạt danh lam, thắng cảnh để bạn chiêm ngưỡng, khám phá, như cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, biển Mỹ Thủy, biển Cửa Việt, hang động Brai, thành cổ Quảng Trị.... Ảnh: Trần Khôi.
Chốn rừng thiêng nước độc U Minh: Rừng U Minh gồm U Minh thượng và U Minh hạ, đây nổi tiếng với nhiều loài thú dữ, rắn độc, ong, muỗi rừng, cá sấu… khiến du khách khiếp vía khi vô tình "diện kiến". Tuy nhiên, nếu biết phòng bị và bỏ qua những long lắng ban đầu, bạn sẽ có dịp khám phá, tìm hiểu một trong những khu rừng ngập mặn đặc trưng của Việt Nam và thế giới. Ảnh: Govietnamtour.
Dãy núi Trường Sơn: Trong lịch sử kháng chiến của dân tộc, dãy Trường Sơn là nơi chịu tác động của bom đạn không thua kém vùng đất lửa Quảng Trị. Hoang vắng, hẻo lánh, thời tiết thất thường là lý do hiện nay chỉ một số bộ tộc nhỏ sinh sống trong khu vực này. Tuy nhiên, sau khi tuyến đường Trường Sơn hay đường mòn Hồ Chí Minh hoạt động, hàng loạt công ty du lịch giới thiệu tour khám phá dãy núi này, cùng các địa danh các tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Lắk... Ảnh: Vance.
Sa mạc cát Mũi Né: Tình trạng sa mạc hóa xảy ra ở các bờ biển khô cằn dọc theo bờ biển miền Trung từ Quảng Bình cho đến Bình Thuận. Đáng chú ý nhất là sa mạc cát ở Mũi Né với những cồn cát khổng lồ, trải dài bao la ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất Việt Nam, song các đồi cát tại đây lại có sức hút không nhỏ với du khách trong và ngoài nước. Các hoạt động bạn nên thử tại đây là trượt cát, chạy xe mô tô trên cát, chụp hình... Ảnh: Meandmychucks.
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa: Là hai quần đảo có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng của nước ta. Ở đây chỉ toàn nước biển, nguồn nước ngọt vô cùng khan hiếm và ít đất trồng trọt. Không chỉ thế, nơi đây còn thường xuyên oằn mình gánh những cơn bão lớn trước khi đi vào đất liền. Dù khắc nghiệt, hai quần đảo này luôn có sức hút với du khách trong và ngoài nước. Và đến được đây là niềm tự hào của tất cả mọi người. Sắp tới, sẽ có tour đưa du khách tham quan Trường Sa với giá khoảng 20 triệu đồng một người. Ảnh: VKG.
Núi non lởm chởm trên cao nguyên đá Đồng Văn: Với người dân địa phương, nơi đây khá khắc nghiệt với những bãi đá chông chênh, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, với du khách, cao nguyên Đồng Văn được coi là cổng trời, nơi trời đất như hòa vào làm một và là điểm mà bất kỳ du khách nào cũng muốn đến một lần trong đời. Ảnh: Lekima Hùng.
Chênh vênh Hoàng Liên Sơn: Dãy núi này dài 180 km, rộng khoảng 30 km, trải qua ba tỉnh Lai Châu, Lào Cai và Yên Bái. Đây được xem là một trong những vùng đất khắc nghiệt nhất nước ta. Tuy nhiên, với du khách, trải nghiệm lý thú khi chinh phục đèo Ô Quy Hồ, cảm giác vượt qua bản thân khi chinh phục thành công đỉnh Fansipan. Cái giá lạnh của thời tiết lại có sức hút đến mức nếu nghe bạn bè kể lại, bạn sẽ ao ước được đặt chân đến. Ảnh: Mạc Kỳ Như.
Mùa đông lạnh buốt ở Mẫu Sơn: Mẫu Sơn là một địa danh nổi tiếng thuộc hai huyện Lộc Bình và Cao Lộc của tỉnh Lạng Sơn. Đây được coi là vùng đất có khí hậu lạnh nhất nước ta. Vào mùa đông, nhiệt độ một số điểm của Mẫu Sơn xuống đến âm độ C, thường xuyên có tuyết, cây cối đóng băng, phủ một lớp tuyết dầy. Không khí lạnh không chỉ ảnh hưởng đến động thực vật mà còn cản trở sinh hoạt, đời sống của người dân. Ảnh: Mạnh Thắng.