Bổ sung trách nhiệm của Bộ TN&MT trong quản lý tài nguyên nước

Google News

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các bộ trong quản lý khai thác, sử dụng nước.

Bổ sung chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào Luật
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 26/10 Quốc hội tiến hành thảo luận dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa) đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong quản lý tài nguyên nước. Ban soạn thảo cần xác định rõ mục tiêu môi trường và xác định chất lượng nguồn nước; quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý chất lượng nguồn nước…
Bo sung trach nhiem cua Bo TN&MT trong quan ly tai nguyen nuoc
 Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa). Ảnh: QH
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh cũng đề nghị bổ sung quy định về chức năng ban hành tiêu chuẩn chất lượng và chất lượng nguồn nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường vào dự thảo luật. Trong trường hợp tiêu chuẩn chất lượng của nước liên quan đến hoạt động thuộc quyền quản lý của cơ quan khác, cần quy định sự phối hợp giữa các cơ quan, cũng như chỉ ra cơ quan chủ quản quản lý để tránh chồng chéo về mặt thẩm quyền.
Đại biểu lấy ví dụ tại điểm 3 Điều 43 chưa phân định rõ thẩm quyền của hai cơ quan là Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; cũng như chưa rõ về cơ chế phối hợp để rà soát và việc khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt. Do đó, đại biểu đề nghị cần tách riêng thẩm quyền của hai cơ quan để tránh chồng chéo trong quản lý.
Liên quan tới trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Trần Thị Kim Nhung (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho hay, Dự thảo luật có một số quy định về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lấy ý kiến hoặc phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi triển khai công trình, dự án hoặc quyết định vấn đề liên quan đến tài nguyên nước.
"Đây là quy định hợp lý, vì vậy đề nghị bổ sung quy định về thời hạn trả lời của Bộ Tài nguyên và Môi trường để thuận lợi hơn cho các đối tượng xin ý kiến", đại biểu cho hay.
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, nhiều ý kiến đề nghị quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, từng bộ, ngành liên quan đến tài nguyên nước để tránh chồng chéo, hiệu quả.
Bổ sung trách nhiệm của các bộ liên quan đến khai thác, sử dụng nước để tránh bỏ sót trách nhiệm quản lý.
Tiếp thu các ý kiến trên, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ và các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng để tránh chồng chéo về chức năng và phạm vi quản lý giữa các bộ có liên quan như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao trong quản lý khai thác, sử dụng nước.
Rõ trách nhiệm trong bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt
Quan tâm đến vấn đề nước sinh hoạt, đại biểu Lý Tiết Hạnh (đoàn Bình Định) cho rằng, công trình cấp nước sinh hoạt phải có phương án bảo vệ bởi vấn đề này liên quan đến an toàn sức khỏe người dân cũng như an ninh nguồn nước, an ninh quốc gia. Do đó, đại biểu đề nghị làm rõ các nội dung cụ thể của của dự thảo Luật về phạm vi, trách nhiệm bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt.
Bo sung trach nhiem cua Bo TN&MT trong quan ly tai nguyen nuoc-Hinh-2
 
Đại biểu Lý Tiết Hạnh bày tỏ nhất trí cao với quy định về bổ sung trách nhiệm theo dõi bảo vệ của Bộ Công an đối với các công trình cấp nước có quy mô lớn, nguồn nước khai thác là các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia. Đồng thời, để làm rõ trách nhiệm và thuận lợi trong tổ chức thực hiện, đại biểu Lý Tiết Hạnh đề nghị làm rõ  giao cho Bộ Công an chủ trì, phối hợp hay giao hẳn nhiệm vụ này cho Bộ Công an phải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này. 
Đại biểu Lý Tiết Hạnh nhấn mạnh cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan mà sẽ được giao trách nhiệm bảo vệ, xây dựng tổ chức thực hiện phương án trong quy định của Điều 26 dự thảo Luật. 
Dự thảo Luật đã bổ sung quy định tại Khoản 1 Điều 45 về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt phải thông báo, cảnh báo về vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; phải kiểm soát, theo dõi, giám sát và thực hiện quan trắc, giám sát tự động liên tục, định kỳ chất lượng nguồn nước;…Dự thảo Luật quy định chặt và cũng rất rộng.
Đại biểu cho biết, hiện nay các nội dung này thực hiện theo quy định của Thông tư 17 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, qua giám sát cuả Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường vừa qua cho thấy có nhiều khó khăn hạn chế trong tổ chức thực hiện.
Vì vậy, cần rà soát quy định trách nhiệm chặt chẽ hơn nữa trong các điều luật liên quan. Đồng thời, cần giao cho Chính phủ các quy định cụ thể về thông số quan trắc tự động, tần suất quan trắc định kỳ để giám sát chặt chẽ, biến động chất lượng nguồn nước trước khi đưa vào công trình khai thác.
>>> Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) nói về kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
 Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Mai Loan

>> xem thêm

Bình luận(0)