Hội chứng tiền đình không phải bệnh tiền đình
Trong những cuốn sổ lưu ghi bệnh án của BS. lương y giỏi Tống Trần Luân, trang nào cũng có vài ba bệnh nhân bị hội chứng rối loạn tiền đình đi kèm với các bệnh mạn tính khác. Bệnh không chỉ phổ biến ở người già mà có nhiều ở cả người trẻ và nam giới.
Chị Lê Thị Minh (26 tuổi ở Lê Trọng Tấn, Hà Nội) thường hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và đặc biệt thỉnh thoảng chị lại bị những cơn quay cuồng, ngã. Chị điều trị Tây y cứ đỡ một thời gian rồi lại tái phát, uống thuốc Đông y mới được 6 thang thì thấy hết đau đầu, chóng mặt, ngủ tốt...
Bà Định Thị Mậu (72 tuổi ở Thạch Thất, Hà Nội) bị đau nhức xương khớp, rối loạn tuần hoàn não, huyết áp cao, đau dạ dày... Sau 2 đợt uống thuốc của BS. lương y giỏi Tống Trần Luân, bà hết đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, xương khớp đỡ nhiều, hết đau dạ dày... Bà tiếp tục uống thuốc để trị bệnh cho triệt để.
Theo BS. lương y giỏi Tống Trần Luân, nhiều người nhầm lẫn giữa hội chứng tiền đình và bệnh tiền đình. Bệnh tiền đình là bệnh tai trong, còn hội chứng tiền đình với biểu hiện của hoa mắt, chóng mặt, đau đầu... là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, thuộc cả nội khoa, ngoại khoa và ngũ quan như xơ cứng mạch máu não, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp, suy nhược thần kinh hoặc một số bệnh ở não, cảm sốt, bệnh ở ngũ quan (tai, mắt, mũi, họng...)...
Đông y quy bệnh thuộc phạm vi hội chứng huyễn vựng với biểu hiện đau đầu (viêm đầu thống) hoặc đầu phong (đau nửa đầu), chóng mặt. Nguyên nhân là do huyết áp, do thiểu năng tuần hoàn não (thoái hóa đốt sống cổ, xơ cứng mạch máu não...) làm mạch máu não bị ngăn trở, bế tắc... khiến lượng máu lên não không đủ để đưa chất dinh dưỡng và oxy nuôi tế bào não gây ra bệnh.
|
Nguyên Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư Tống Trần Luân bắt mạch chẩn đoán bệnh. |
"Triệt" bệnh bằng bổ khí huyết
BS. lương y giỏi Tống Trần Luân cho biết, có nhiều nguyên nhân gây bệnh và Đông y chia ra làm nhiều thể bệnh để điều trị. Cách điều trị phụ thuộc vào kinh nghiệm chẩn bệnh và gia giảm thuốc của mỗi bác sĩ. Riêng ông nhờ kinh nghiệm 4 đời làm thuốc truyền lại, cộng với kinh nghiệm bản thân được học Tây y, Đông y cao cấp, đồng thời đúc kết được kinh nghiệm tập thể truyền lại trong quá trình công tác nhiều năm làm thư ký tại Viện... nên đã chắt lọc được nhiều bài thuốc hay, kinh nghiệm quý...
Ngoài bài thuốc trị theo thể bệnh gia giảm trên từng bệnh nhân, trong quá trình điều trị ông thấy đa số bệnh nhân bị bệnh có nguyên nhân là do thoái hóa đốt sống cổ, đau nhức xương toàn thân, ăn kém, ngủ kém, thiếu máu, mỡ máu cao... nên thường dùng bài thuốc bổ khí huyết kèm theo thoái hóa khớp và tăng cường tuần hoàn não để chữa trị. Thuốc thường được dùng là xuyên khung, lá sen, thăng ma... để giúp ăn được, ổn định thần kinh, hoạt huyết đưa máu lên não, giảm đau, an thần, giảm mỡ máu. Nếu thoái hóa khớp thì thêm đỗ trọng, tục đoạn, ngưu tất... Thận yếu thêm hà thủ ô, thục địa... Ăn uống kém thêm bạch truật. Đờm nhiều thêm bán hạ, trần bì...
BS. lương y giỏi Tống Trần Luân nhấn mạnh, hội chứng rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra nên đòi hỏi người thầy thuốc phải tìm được cái gốc sinh bệnh, từ đó điều trị thuốc mới có hiệu quả. Hội chứng này khó tìm gốc bệnh nhưng tìm đúng thì điều trị thường có kết quả tốt.
Thông thường bệnh nhân chỉ cần uống khoảng 6 thang thuốc là đỡ, có người hết đau luôn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp uống khoảng 18 thang và những trường hợp bệnh nặng, nhiều bệnh phối hợp đi kèm thì điều trị lâu hơn. Sau uống thuốc, nhiều người hết các triệu chứng bệnh hơn chục năm chưa tái phát.
Hội chứng rối loạn tiền đình nếu do huyết áp, xơ vữa động mạch... cần chú ý bệnh tim mạch và tai biến mạch máu não. Để phòng bệnh cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên, ăn uống giữ gìn (ăn nhiều rau + cá hơn thịt, không ăn mỡ động vật), bỏ thuốc lá và rượu, hạn chế đồ cay nóng... Khi có bệnh cần đi khám, xét nghiệm thường quy để phòng tai biến.