Nem Yên Mạc. Nem Yên Mạc được chế biến khá công phu. Sợi nem ở đây nhỏ, đỏ hồng, tươi ướt và có thể để được hàng tuần. Khi thưởng thức kèm với lá ổi, lá sung, rau thơm cùng cùng nước mắm, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay nồng cuốn hút. Thịt dê núi. Dê ở đây chủ yếu được chăn thả trên các triền núi, nuôi bằng thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên thịt ngọt và săn. Thịt dê có thể chế biến thành nem dê, dê hấp, nhựa mận, dê nướng song ngon nhất vẫn là món tái dê. Ốc núi. Ốc núi Ninh Bình có vị ngọt tự nhiên, đậm đà. Nhờ “chất thịt” tuyệt ngon, ốc núi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me, xào tỏi, luộc đều mang lại ấn tượng khó phai. Cơm cháy. Tương truyền cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa. Sau thời gian dài chế biến, rút kinh nghiệm, đặc sản cơm cháy Ninh Bình khác với món ăn các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Ở đây, cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, bùi, béo mà không ngán. Gỏi cá nhệch. Là một đặc sản của Kim Sơn, gỏi cá nhệch có vị thơm và bùi đặc trưng. Được chế biến từ những nguyên liệu cơ bản của món gỏi cá như lá đinh lăng, mơ lông, thính song món ăn được nhiều người yêu thích nhờ hương vị đặc biệt của cá nhệch. Mắm cáy. Mắm cáy được tận dụng từ những con cáy vùng duyên hải. Cáy được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng. Xôi trứng kiến. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng đất Nho Quan. Món ăn không có quanh năm mà chỉ từ rằm tháng 2 âm lịch, thời điểm bắt đầu mùa đánh trứng kiến. Sự hiếm hoi càng khiến người dân nơi đây nâng niu món quà từ thiên nhiên. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận vị xôi nếp dẻo thơm; trứng kiến béo ngậy thoáng hơi mỡ gà, hành phi và lá chuối ngự. Mắm tép Gia Viễn. Mắm tép có ở nhiều nơi nhưng mắm tép Gia Viễn ngon nức tiếng nhờ sự “khó tính” trong khâu chọn nguyên liệu. Người dân ở đây chỉ chuộng loại tép riu già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam chứ tuyệt nhiên không dùng tép gạo dù chúng to và nạc hơn nhiều. Mắm tép ủ càng lâu càng tốt, song ít nhất cũng phải sáu tháng trở lên. Khi ăn, mắm có màu ánh vàng giống như mật ong rừng cùng hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Canh chua cá rô. Không phải cao lương mĩ vị nhưng nhờ sự khéo léo, tỉ mẩn, canh chua cá rô có vị ngọt chua của nước dưa cải, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, thơm khó cưỡng.
Nem Yên Mạc. Nem Yên Mạc được chế biến khá công phu. Sợi nem ở đây nhỏ, đỏ hồng, tươi ướt và có thể để được hàng tuần. Khi thưởng thức kèm với lá ổi, lá sung, rau thơm cùng cùng nước mắm, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay nồng cuốn hút.
Thịt dê núi. Dê ở đây chủ yếu được chăn thả trên các triền núi, nuôi bằng thức ăn có sẵn trong tự nhiên nên thịt ngọt và săn. Thịt dê có thể chế biến thành nem dê, dê hấp, nhựa mận, dê nướng song ngon nhất vẫn là món tái dê.
Ốc núi. Ốc núi Ninh Bình có vị ngọt tự nhiên, đậm đà. Nhờ “chất thịt” tuyệt ngon, ốc núi có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như nướng, xào me, xào tỏi, luộc đều mang lại ấn tượng khó phai.
Cơm cháy. Tương truyền cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ 19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được và phát triển từ một món ăn của người Hoa. Sau thời gian dài chế biến, rút kinh nghiệm, đặc sản cơm cháy Ninh Bình khác với món ăn các vùng khác từ cách chiên cho đến nước sốt đi kèm. Ở đây, cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, bùi, béo mà không ngán.
Gỏi cá nhệch. Là một đặc sản của Kim Sơn, gỏi cá nhệch có vị thơm và bùi đặc trưng. Được chế biến từ những nguyên liệu cơ bản của món gỏi cá như lá đinh lăng, mơ lông, thính song món ăn được nhiều người yêu thích nhờ hương vị đặc biệt của cá nhệch.
Mắm cáy. Mắm cáy được tận dụng từ những con cáy vùng duyên hải. Cáy được lột yếm, bóc trắng, giã cho thật nhuyễn, trộn muối rồi đem ủ kín trong vại. Sự cầu kỳ của món ăn đòi hỏi người dân phải phơi đủ nắng, đủ sương sao cho thật ngấu mới đem dùng.
Xôi trứng kiến. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng đất Nho Quan. Món ăn không có quanh năm mà chỉ từ rằm tháng 2 âm lịch, thời điểm bắt đầu mùa đánh trứng kiến. Sự hiếm hoi càng khiến người dân nơi đây nâng niu món quà từ thiên nhiên. Khi ăn, bạn dễ dàng cảm nhận vị xôi nếp dẻo thơm; trứng kiến béo ngậy thoáng hơi mỡ gà, hành phi và lá chuối ngự.
Mắm tép Gia Viễn. Mắm tép có ở nhiều nơi nhưng mắm tép Gia Viễn ngon nức tiếng nhờ sự “khó tính” trong khâu chọn nguyên liệu. Người dân ở đây chỉ chuộng loại tép riu già, thân tròn, nhỏ con, màu xanh lam chứ tuyệt nhiên không dùng tép gạo dù chúng to và nạc hơn nhiều. Mắm tép ủ càng lâu càng tốt, song ít nhất cũng phải sáu tháng trở lên. Khi ăn, mắm có màu ánh vàng giống như mật ong rừng cùng hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Canh chua cá rô. Không phải cao lương mĩ vị nhưng nhờ sự khéo léo, tỉ mẩn, canh chua cá rô có vị ngọt chua của nước dưa cải, ngọt mát của cà chua, đậu phụ, ngậy, bùi, thơm khó cưỡng.