Viêm khớp. Ở người cao tuổi, chức năng cũng như cấu tạo khớp có xu hướng thay đổi. Cụ thể, khớp trở nên kém linh động, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn… khiến các khớp dễ trở nên đau nhức.
Thực tế viêm khớp được biết đến với hơn 100 hình thức khác nhau song phổ biến nhất vẫn là viêm xương khớp. Bệnh thường gây nên cảm giác đau đớn tại một khu vực. Dù vậy, nhiều trường hợp bệnh có nguy cơ lan rộng sang các vị trí khác.Alzheimer. Alzheimer là bệnh thoái hóa não nguyên phát, gây nên tình trạng mất trí nhớ và khó có thể chữa trị. Hiện nguyên nhân gây Alzheimer chưa được xác định rõ và bệnh chủ yếu khởi phát ở lứa tuổi trên 65.Đặc biệt, chưa có cách nào giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh một cách tuyệt đối. Giới khoa học tin rằng, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, các vấn đề tim mạch rất có thể có mối liên hệ với căn bệnh. Suy tim. Ngoài viêm khớp, Alzheimer, các vấn đề về tim mạch cũng dễ tấn công người già, dẫn đến tình trạng lượng máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, huyết áp cao, béo phì, các vấn đề về van… được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim.Thông thường, người bị suy tim dễ có triệu chứng ho, khó thở, sưng mắt cá chân… Do vậy, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đi khám để đưa ra tác động kịp thời.
Ung thư. Ung thư bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của các tế bào, có xu hướng tăng sinh nhanh chóng về số lượng khó kiểm soát. Một số trường hợp, tế bào gây bệnh có khả năng di căn, tấn công các cơ quan lân cận, khiến cơ thể lâm nguy.
Dù nguy hiểm song giới nghiên cứu ước tính chỉ khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Còn lại, bệnh bắt nguồn từ lối sống kém lành mạnh, chế độ ăn uống không đảm bảo và môi trường ô nhiễm. Để ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên sớm từ bỏ thói quen hút thuốc, thường xuyên luyện tập và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.Bệnh Parkinson. Ngoài các trường hợp cá biệt, Parkinson chủ yếu tấn công đối tượng từ 60 tuổi trở lên. Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Khi mắc, người bệnh có dấu hiệu cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp. Trường hợp nặng, người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.
Viêm khớp. Ở người cao tuổi, chức năng cũng như cấu tạo khớp có xu hướng thay đổi. Cụ thể, khớp trở nên kém linh động, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn… khiến các khớp dễ trở nên đau nhức.
Thực tế viêm khớp được biết đến với hơn 100 hình thức khác nhau song phổ biến nhất vẫn là viêm xương khớp. Bệnh thường gây nên cảm giác đau đớn tại một khu vực. Dù vậy, nhiều trường hợp bệnh có nguy cơ lan rộng sang các vị trí khác.
Alzheimer. Alzheimer là bệnh thoái hóa não nguyên phát, gây nên tình trạng mất trí nhớ và khó có thể chữa trị. Hiện nguyên nhân gây Alzheimer chưa được xác định rõ và bệnh chủ yếu khởi phát ở lứa tuổi trên 65.
Đặc biệt, chưa có cách nào giúp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh một cách tuyệt đối. Giới khoa học tin rằng, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, các vấn đề tim mạch rất có thể có mối liên hệ với căn bệnh.
Suy tim. Ngoài viêm khớp, Alzheimer, các vấn đề về tim mạch cũng dễ tấn công người già, dẫn đến tình trạng lượng máu không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các nhà khoa học cho biết, huyết áp cao, béo phì, các vấn đề về van… được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy tim.
Thông thường, người bị suy tim dễ có triệu chứng ho, khó thở, sưng mắt cá chân… Do vậy, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu này, bạn nên nhanh chóng đi khám để đưa ra tác động kịp thời.
Ung thư. Ung thư bắt nguồn từ sự phát triển không bình thường của các tế bào, có xu hướng tăng sinh nhanh chóng về số lượng khó kiểm soát. Một số trường hợp, tế bào gây bệnh có khả năng di căn, tấn công các cơ quan lân cận, khiến cơ thể lâm nguy.
Dù nguy hiểm song giới nghiên cứu ước tính chỉ khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Còn lại, bệnh bắt nguồn từ lối sống kém lành mạnh, chế độ ăn uống không đảm bảo và môi trường ô nhiễm. Để ngừa bệnh hiệu quả, bạn nên sớm từ bỏ thói quen hút thuốc, thường xuyên luyện tập và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
Bệnh Parkinson. Ngoài các trường hợp cá biệt, Parkinson chủ yếu tấn công đối tượng từ 60 tuổi trở lên.
Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Khi mắc, người bệnh có dấu hiệu cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp. Trường hợp nặng, người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý.