Đây là trường hợp rất ít khi xảy ra. Nếu xảy ra, thường cho người bệnh uống các loại dịch có pha đường như nước đường, nước trái cây...
- Hỏi: Mẹ tôi bị đái tháo đường phải tiêm insulin. Sau mũi tiêm buổi sáng mẹ tôi bị nôn nhiều. Gặp trường hợp như vậy chúng tôi nên làm gì? Phạm Tú Lan (Tây Hồ, Hà Nội).
PGS.TS Tạ Văn Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu rối loạn chuyển hóa và đái tháo đường trả lời: Đây là trường hợp rất ít khi xảy ra. Nếu xảy ra, thường cho người bệnh uống các loại dịch có pha đường như nước đường, nước trái cây...
Điều cần nhớ là uống ít một (nhấm nháp) cứ khoảng 20 - 30 phút một lần. Mục đích là để duy trì lượng glucose máu < 5,6mmol/l (100 - 180mg/dl). Nếu nôn dai dẳng, lượng glucose máu < 5,6 mmol/l người bệnh cần phải được đưa vào bệnh viện để truyền glucose.
Cũng có nhiều trường hợp nôn liên tục kéo dài trên 4 - 6 giờ, hoặc có kết hợp với sốt cao, đau bụng, nhức đầu, buồn ngủ phải được xem là tình trạng cấp cứu.
PV (ghi)
[links()]