Nang sán trong thịt heo hay thịt bò đều có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 10 phút.
- Hỏi: Có phải thịt lợn bị nhiễm nang sán thì khi đun sôi cũng không chết? Nếu lỡ ăn phải thịt lợn bị nhiễm nang sán thì phải làm sao, bao lâu sẽ bị phát bệnh và tránh như thế nào?
Hà Thúy Vân (quận 7, TPHCM).
|
Ảnh minh họa. |
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM trả lời: Nang sán trong thịt heo hay thịt bò đều có thể bị tiêu diệt khi nấu chín ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 10 phút. Nang sán ở heo là sán dải heo (Taenia solium) hoặc nang sán ở bò là sán dải bò (Taenia saginata).
Tuy nhiên, khi ăn thịt heo hoặc bò nấu chín, đôi khi người ta có thể bị nhiễm nếu như nấu không kỹ, hoặc nấu nguyên một tảng thịt dày, đun không đủ thời gian, như vậy miếng thịt sẽ chín bên ngoài mà bên trong chưa chín, do đó nang sán vẫn còn khả năng sống sót.
Nguyên nhân phổ biến hiện nay khiến thịt khó chín kỹ khi đun sôi là dùng thịt, cá đông lạnh, trước bữa ăn, các bà nội trợ thường rã đông qua loa, đem thịt cá còn lạnh bỏ vào nồi nấu, như vậy dù bên ngoài thực phẩm đã chín, nhưng bên trong nhiệt độ vẫn còn thấp, không đủ giết các nang ký sinh trùng.
Khi ăn phải thịt heo hoặc bò có chứa nang sán, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau, nang sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh trong ruột non, sau đó các sán trưởng thành sẽ tự rụng khỏi than sán, bò ra ngoài hậu môn ban đêm hoặc ra ngoài theo phân. Bệnh nhân sẽ thấy các đốt sán dính vào quần lót hoặc ga trải giường... Nếu ăn xong phát hiện ra thịt heo có gạo, hoặc thịt bò có nang sán, phải đi khám chuyên khoa ký sinh trùng để uống thuốc diệt sán.
PV (ghi)
Bài đọc nhiều: