Thuốc cao nước là những dạng thuốc dùng nước để nấu thảo mộc rồi cô lại đến mức độ nhất định. Bào chế dạng thuốc này phải qua 3 giai đoạn...
- Hỏi: Xin hỏi phương pháp nấu cao bằng các loại cây quả, thảo dược như cây chó đẻ răng cưa, lá sen... Cách bảo quản và phương pháp chế biến thành cao có ảnh hưởng đến thuốc như thế nào? Nguyễn Văn Tuấn (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Nội).
|
Ảnh minh họa. |
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam trả lời: Thuốc cao nước là những dạng thuốc dùng nước để nấu thảo mộc rồi cô lại đến mức độ nhất định. Bào chế dạng thuốc này phải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu lấy nước, giai đoạn hai cô lại các nước nấu; giai đoạn cuối thêm đường hay mật ong hoặc rượu để làm ra thành phẩm.
Cao (thành phẩm) thường cho 15 - 20% đường có thể bảo quản được lâu không hỏng. Dược liệu dùng nấu cao phải chế biến (thái, bào, sao tẩm...) theo yêu cầu từng loại. Số lượng nước dùng gấp 4 - 6 lần trọng lượng dược liệu vì nếu dùng nhiều nước quá thì thời gian cô phải kéo dài, sức nóng và không khí làm hỏng phẩm chất thuốc.
Thời gian đun cũng tùy theo dược liệu: thân rễ cứng 6 - 8 giờ, lá cành nhỏ 4 - 6 giờ cho một lần nấu 10 - 20kg. Nếu lượng dược liệu 1 - 2kg chỉ cần nấu trong 1 - 2 giờ. Khi cô phải cô cách thủy ở nhiệt độ thấp (đối với loại cao đặc). Dụng cụ nấu cao thường là thùng nhôm hoặc inox, không nên dùng đồ sắt, gang.
PV (ghi)
Bài đọc nhiều:
[links()]