Không theo dõi sự tăng trưởng của con. Khi các con còn nhỏ, bố mẹ hãy chú ý tới mức độ tăng cân của con để xem con có vượt chuẩn bị béo phì không. Bé dưới 6 tháng tuổi, trung bình tăng từ 800g – 1000g. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi, trung bình tăng từ 400g – 600g. Bé từ 1 – 2 tuổi, tăng khoảng 300 – 500g/ tháng. Sau đó, bé sẽ tăng khoảng 2kg/năm. Tẩm bổ quá đà. Không ít bà mẹ thương con nên cố gắng “vỗ béo” cho con bằng những loại thực phẩm thật bổ dưỡng như yến sào, tôm hùm, vây cá … Tuy nhiên, việc cho con ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng mà thiếu chất xơ sẽ khiến trẻ mắc vô số bệnh táo bón, tiêu chảy hay nguy hiểm hơn là béo phì. Tin tuyệt đối các sản phẩm sữa. Nghĩ rằng, sữa hay phế phẩm của nó luôn bổ sung canxi để tăng trưởng chiều cao, mẹ thả phanh cho con sử dụng mà không cân nhắc đến liều lượng và thành phần dinh dưỡng trong từng loại. Thật nguy hiểm khi con cứ vô tư ăn 2 -3 hộp váng sữa hay cả hộp phô mai mỗi ngày. Cho trẻ tự chọn thực đơn. Con ngán ăn và chỉ ưa một vài món, do đó mẹ cứ thế cho con ăn một món con thích với ý nghĩ chúng nạp đủ thức ăn là được. hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ biết món ăn gì là tốt, món gì là không, và trẻ nên được chăm sóc chu đáo. Đừng quên dạy trẻ cách kiểm soát khẩu phần ăn. Giải nhiệt bằng nước tăng lực. Đồ uống như soda, trà đường, nước tăng lực hoặc quá nhiều nước hoa quả đều làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, thậm chỉ cả sữa nguyên kem cũng có thành phần rất nhiều đường. Treo phần thưởng kẹo bánh. Thưởng cho bé đồ ăn vặt có vẻ là một cách dễ dàng và tiện lợi khi bố mẹ muốn bé hợp tác, không nghịch ngợm nữa hoặc để bé cảm thấy vui vẻ hơn. Tuy vậy, một khi đã quen với việc này, trẻ sẽ tìm cách được thưởng nhiều hơn và trọng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến tính cách dựa dẫm của con sau này. Tin rằng béo phì là tiền sử gia đình. Có mẹ đinh ninh, gia đình nội ngoại không ai bị béo phì và bé cũng sẽ không bao giờ thừa cân. Vậy nên, mẹ thoải mái trong chế độ dinh dưỡng. Mẹ hãy nhớ, béo phì và tiền sử bệnh không liên quan đến nhau. Đừng vì nuôi con thiếu khoa học mà vô tình rước bệnh về cho con.
Không theo dõi sự tăng trưởng của con. Khi các con còn nhỏ, bố mẹ hãy chú ý tới mức độ tăng cân của con để xem con có vượt chuẩn bị béo phì không. Bé dưới 6 tháng tuổi, trung bình tăng từ 800g – 1000g. Bé từ 6 – 12 tháng tuổi, trung bình tăng từ 400g – 600g. Bé từ 1 – 2 tuổi, tăng khoảng 300 – 500g/ tháng. Sau đó, bé sẽ tăng khoảng 2kg/năm.
Tẩm bổ quá đà. Không ít bà mẹ thương con nên cố gắng “vỗ béo” cho con bằng những loại thực phẩm thật bổ dưỡng như yến sào, tôm hùm, vây cá … Tuy nhiên, việc cho con ăn quá nhiều đồ bổ dưỡng mà thiếu chất xơ sẽ khiến trẻ mắc vô số bệnh táo bón, tiêu chảy hay nguy hiểm hơn là béo phì.
Tin tuyệt đối các sản phẩm sữa. Nghĩ rằng, sữa hay phế phẩm của nó luôn bổ sung canxi để tăng trưởng chiều cao, mẹ thả phanh cho con sử dụng mà không cân nhắc đến liều lượng và thành phần dinh dưỡng trong từng loại. Thật nguy hiểm khi con cứ vô tư ăn 2 -3 hộp váng sữa hay cả hộp phô mai mỗi ngày.
Cho trẻ tự chọn thực đơn. Con ngán ăn và chỉ ưa một vài món, do đó mẹ cứ thế cho con ăn một món con thích với ý nghĩ chúng nạp đủ thức ăn là được. hoàn toàn sai lầm. Cha mẹ nên đảm bảo rằng trẻ biết món ăn gì là tốt, món gì là không, và trẻ nên được chăm sóc chu đáo. Đừng quên dạy trẻ cách kiểm soát khẩu phần ăn.
Giải nhiệt bằng nước tăng lực. Đồ uống như soda, trà đường, nước tăng lực hoặc quá nhiều nước hoa quả đều làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em, thậm chỉ cả sữa nguyên kem cũng có thành phần rất nhiều đường.
Treo phần thưởng kẹo bánh. Thưởng cho bé đồ ăn vặt có vẻ là một cách dễ dàng và tiện lợi khi bố mẹ muốn bé hợp tác, không nghịch ngợm nữa hoặc để bé cảm thấy vui vẻ hơn.
Tuy vậy, một khi đã quen với việc này, trẻ sẽ tìm cách được thưởng nhiều hơn và trọng lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này cũng ảnh hưởng xấu đến tính cách dựa dẫm của con sau này.
Tin rằng béo phì là tiền sử gia đình. Có mẹ đinh ninh, gia đình nội ngoại không ai bị béo phì và bé cũng sẽ không bao giờ thừa cân. Vậy nên, mẹ thoải mái trong chế độ dinh dưỡng. Mẹ hãy nhớ, béo phì và tiền sử bệnh không liên quan đến nhau. Đừng vì nuôi con thiếu khoa học mà vô tình rước bệnh về cho con.