Vì vậy, trong tháng 5, phụ huynh cần cảnh giác với bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Sau đây là những thông tin về bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh thường xảy ra vào thời điểm nào?
Ở khu vực phía Nam, bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng cao điểm nhất là vào mùa mưa từ tháng năm đến tháng mười một. Hiện nay, trời đã bắt đầu mưa nên bà con cần đề phòng đến bệnh sốt xuất huyết. Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách phòng bệnh tốt nhất là diệt lăng quăng và sử dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như ngủ mùng, sử dụng nhang trừ muỗi hoặc kem thoa chống muỗi cho trẻ em.
Trẻ sốt bao nhiêu ngày cần thử máu?
Sốt là triệu chứng thường làm cho các bậc phụ huynh lo lắng. Để định bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho thử máu đối với những bệnh nhi sốt cao liên tục từ ba ngày trở lên mà chưa tìm thấy nguyên nhân gây sốt. Tuy nhiên, đối với một số cháu có biểu hiện bệnh nặng thì các bác sĩ có thể cho thử máu sớm hơn vào ngày thứ nhất hoặc thứ hai của bệnh để phát hiện các bệnh nhiễm trùng khác.
Chăm sóc và theo dõi như thế nào tại nhà?
Khi chăm sóc các trẻ bị bệnh sốt xuất huyết, phụ huynh cần lưu ý những điểm sau đây:
- Cho trẻ nằm nghỉ ngơi.
- Cho trẻ ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước (nước cam, nước chanh, nước đun sôi để nguội). Tránh những thức ăn, nước uống có màu như xá xị, chocolate … vì khi trẻ ói khó phân biệt với máu đen.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao (≥ 38,50C). Phụ huynh nên sử dụng paracetamol, liều 10-15mg/kg cân nặng/mỗi 6 giờ cho đến khi hạ sốt. Không nên sử dụng aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.
- Theo dõi các dấu hiệu trở nặng: Phụ huynh cần theo dõi sát các cháu để phát hiện các dấu hiệu nặng như: (1) Mệt, tay chân lạnh; (2) Đau bụng, nôn ói; (3) Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng; (4) Ói ra máu hoặc tiêu phân đen. Chỉ cần thấy có một trong những dấu hiệu trên thì mang bé đến bệnh viện ngay.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU