Mứt sấu Hà Nội. Mứt sấu tuy là món quà bình dị nhưng bất kỳ người phương xa nào khi đến Hà Nội cũng phải tìm mua. Mứt sấu mang một hương vị rất riêng của Hà Nội. Ảnh: naungonMứt sấu đơn giản mà tinh tế. Sấu sau khi sơ chế, được ngâm với dung dịch nước mơ, sau đó sấy khô và xào với chút đường, ớt, làm nên hương vị thơm nồng của quả sấu tươi mùa hè, quyện chút chua chua cay cay và vị ngọt nhẹ nhàng khó quên. Ảnh: kyluc.Mứt mận Bắc Kạn trở thành đặc sản bởi hương vị đặc trưng riêng và hấp dẫn. Mứt mận nâu sậm, trong veo, cắn vào thấy dai và có vị ngọt. Chế biến mứt mận rất cầu kỳ, trước tiên phải chọn loại mận chát và đắng, rồi sau đó phải khía từng quả mận để khi nấu mận ngấm đường. Ảnh: hoclamgiauĐể mận vừa dai vừa mềm và không bị chát thì cứ 5kg mận ngâm 1 lạng vôi và nước lã trong 3 ngày. Khi nấu, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho đường ngấm đều. Mứt mận của Bắc Kạn có thể để được từ năm này qua năm khác mà không sợ bị mốc hay chảy nước, ăn vẫn cảm nhận được hương vị của nó. Ảnh: phununetMứt táo mèo Sa Pa. Đây là một loại mứt đặc sản của người dân tộc ở Sa Pa. Táo mèo thuộc loại cây rừng nên khá hiếm. Táo mèo sau khi thái miếng mỏng phải ngâm qua đêm với nước muối để loại bỏ vị chát. Sau đó vớt táo mèo ra phơi qua 1 nắng cho héo. Ảnh: triducfoodCho táo mèo và đường vào âu rồi xóc đều lên cho đường phủ đều táo rồi ngâm qua đêm cho ngấm. Tiếp theo đảo táo mèo với lửa nhỏ cho đến khi nước đường gần cạn cho vanilla vào và đảo nhẹ đều tay cho tới khi táo khô. Cho táo ra mâm và phơi 1 nắng cho khô là dùng được. Ảnh: amthucgiadinhMứt trái cây Đà Lạt. Đà Lạt là xứ sở của nhiều loại mứt đặc sản với đủ màu sắc và hương vị ngọt thơm hiếm thấy. Đặc biệt mứt Đà Lạt được sản xuất và bán quanh năm không nhất thiết phải đến tết mới có như những nơi khác. Ảnh: phunuonlineHiện nay Đà Lạt có trên 30 loại khác nhau với đủ trạng thái sấy khô, sấy dẻo, dòn, chua, cay... Đến đây, thực khách như lạc vào "mê cung" của xứ sở các loại mứt như: màu xanh non của trái đào sữa, màu vàng như mật của mứt khoai lang, màu đỏ tươi của mứt hoa hồng, mứt dâu tây…Ảnh: tiinMứt gừng Huế thơm, cay hơn mứt các vùng vì được chế biến từ củ gừng Tuần, vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng dậy hương thơm và vị đậm đà. Ảnh: depGừng được chọn là gừng không quá non hay quá già. Khâu quan trọng quyết định gừng giòn hay mềm là khâu ngào gừng, và chỉ có người làm có kinh nghiệm mới biết là gừng đã “tới” hay chưa. Ảnh: megafunMứt dừa non Bến Tre. Nhắc đến mứt chắc chắn không thể không nhắc đến những mẻ mứt dừa mềm, béo ngậy thơm phức ở Bến Tre. Dừa chọn làm mứt là những quả dừa quả to, non vừa, tránh những quả quá khô mứt cứng làm giảm vị thơm ngon của mứt. Ảnh: matonghungyenSau khi lột bỏ vỏ xơ, tách riêng phần cơm dừa, bào mỏng rồi ngâm đến khi nước trong thì ngâm với đường tới khi ngấm đều. Bắc chảo đun nhỏ lửa tới lúc đường bám li ti vào miếng dừa là được. Ảnh: dacsanmientay
Mứt sấu Hà Nội. Mứt sấu tuy là món quà bình dị nhưng bất kỳ người phương xa nào khi đến Hà Nội cũng phải tìm mua. Mứt sấu mang một hương vị rất riêng của Hà Nội. Ảnh: naungon
Mứt sấu đơn giản mà tinh tế. Sấu sau khi sơ chế, được ngâm với dung dịch nước mơ, sau đó sấy khô và xào với chút đường, ớt, làm nên hương vị thơm nồng của quả sấu tươi mùa hè, quyện chút chua chua cay cay và vị ngọt nhẹ nhàng khó quên. Ảnh: kyluc.
Mứt mận Bắc Kạn trở thành đặc sản bởi hương vị đặc trưng riêng và hấp dẫn. Mứt mận nâu sậm, trong veo, cắn vào thấy dai và có vị ngọt. Chế biến mứt mận rất cầu kỳ, trước tiên phải chọn loại mận chát và đắng, rồi sau đó phải khía từng quả mận để khi nấu mận ngấm đường. Ảnh: hoclamgiau
Để mận vừa dai vừa mềm và không bị chát thì cứ 5kg mận ngâm 1 lạng vôi và nước lã trong 3 ngày. Khi nấu, đun nhỏ lửa, đảo đều tay cho đường ngấm đều. Mứt mận của Bắc Kạn có thể để được từ năm này qua năm khác mà không sợ bị mốc hay chảy nước, ăn vẫn cảm nhận được hương vị của nó. Ảnh: phununet
Mứt táo mèo Sa Pa. Đây là một loại mứt đặc sản của người dân tộc ở Sa Pa. Táo mèo thuộc loại cây rừng nên khá hiếm.
Táo mèo sau khi thái miếng mỏng phải ngâm qua đêm với nước muối để loại bỏ vị chát. Sau đó vớt táo mèo ra phơi qua 1 nắng cho héo. Ảnh: triducfood
Cho táo mèo và đường vào âu rồi xóc đều lên cho đường phủ đều táo rồi ngâm qua đêm cho ngấm. Tiếp theo đảo táo mèo với lửa nhỏ cho đến khi nước đường gần cạn cho vanilla vào và đảo nhẹ đều tay cho tới khi táo khô. Cho táo ra mâm và phơi 1 nắng cho khô là dùng được. Ảnh: amthucgiadinh
Mứt trái cây Đà Lạt. Đà Lạt là xứ sở của nhiều loại mứt đặc sản với đủ màu sắc và hương vị ngọt thơm hiếm thấy. Đặc biệt mứt Đà Lạt được sản xuất và bán quanh năm không nhất thiết phải đến tết mới có như những nơi khác. Ảnh: phunuonline
Hiện nay Đà Lạt có trên 30 loại khác nhau với đủ trạng thái sấy khô, sấy dẻo, dòn, chua, cay... Đến đây, thực khách như lạc vào "mê cung" của xứ sở các loại mứt như: màu xanh non của trái đào sữa, màu vàng như mật của mứt khoai lang, màu đỏ tươi của mứt hoa hồng, mứt dâu tây…Ảnh: tiin
Mứt gừng Huế thơm, cay hơn mứt các vùng vì được chế biến từ củ gừng Tuần, vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Củ gừng Tuần tuy nhỏ nhưng dậy hương thơm và vị đậm đà. Ảnh: dep
Gừng được chọn là gừng không quá non hay quá già. Khâu quan trọng quyết định gừng giòn hay mềm là khâu ngào gừng, và chỉ có người làm có kinh nghiệm mới biết là gừng đã “tới” hay chưa. Ảnh: megafun
Mứt dừa non Bến Tre. Nhắc đến mứt chắc chắn không thể không nhắc đến những mẻ
mứt dừa mềm, béo ngậy thơm phức ở Bến Tre. Dừa chọn làm mứt là những quả dừa quả to, non vừa, tránh những quả quá khô mứt cứng làm giảm vị thơm ngon của mứt. Ảnh: matonghungyen
Sau khi lột bỏ vỏ xơ, tách riêng phần cơm dừa, bào mỏng rồi ngâm đến khi nước trong thì ngâm với đường tới khi ngấm đều. Bắc chảo đun nhỏ lửa tới lúc đường bám li ti vào miếng dừa là được. Ảnh: dacsanmientay