Cứ đến tháng 11 hàng năm, các bà nội trợ lại thường săn lùng một món đặc sản Nam Định gọi là củ niễng. Niễng có vị ngọt thơm thơm bùi bùi, tiếc là mỗi mùa chỉ kéo dài khoảng hơn 1 tháng.Củ niễng được sử dụng như một loại rau củ đặc sản bởi vị ngon ngọt lạ miệng khi chế biến thành món ăn.Món củ niễng xào thịt bò trong những ngày se lạnh chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm gia đình càng thêm ấm cúng."Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm (âm lịch)" là câu ca dân gian nói về thời điểm rươi nổi. Đây cũng chính là lúc các vùng rươi ở Hải Dương bước vào thu hoạch.Mỗi khi vào vụ thu hoạch rươi, lợi dụng dòng thủy triều rút, người dân đặt lưới tại cửa cống đón dòng rươi từ trong các ao/đầm đó.Con rươi được chế biến rất nhiều món ăn ngon, nhất là khi thời tiết trở lạnh, chất bùi bùi, thơm thơm của rươi rất hấp dẫn. Mà món ăn đặc trưng, dễ làm, chế biến nhanh nhất từ rươi chính là chiên cùng trứng.Hạt dẻ: Phải đợi đến tầm tháng 10, 11, chúng ta mới có thể thưởng thức hạt dẻ đúng vị thơm ngon.Mùa thu, quả dẻ chín và tự rụng xuống và được người dân thu hoạch về tách vỏ. Lúc này vỏ hạt dẻ có màu hỗn hợp giữa nâu với màu tía, rất bóng, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, hạt bên trong vị bùi, thơm ngậy.Quýt Bắc Sơn: Nhắc đến đặc sản tháng 11, ta không thể bỏ qua quýt Bắc Sơn, một đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Quýt ở đây từ lâu đã rất nổi tiếng bởi vừa thơm, vừa ngon.Quýt Bắc Sơn có hai loại là quả tròn và quả dẹt. Quýt quả tròn khi chín có màu vàng ươm, vỏ mỏng, dóc vỏ, ít sơ, vị ngọt đậm, thơm. Quýt quả dẹt có hai đầu lõm, hình hơi dẹt, khi chín có màu vàng ươm, vỏ dày hơn, khó bóc, vị chua và cũng ít sơ.Cam Cao Phong: Đây là một đặc sản của tỉnh Hòa Bình. Thời gian bắt đầu thu hoạch của cam Cao Phong khoảng từ đầu tháng 10, thời điểm cao nhất là từ tháng 11 âm lịch.Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát chứ không khé như những loại quýt khác. Ảnh: Internet.
Cứ đến tháng 11 hàng năm, các bà nội trợ lại thường săn lùng một món đặc sản Nam Định gọi là củ niễng. Niễng có vị ngọt thơm thơm bùi bùi, tiếc là mỗi mùa chỉ kéo dài khoảng hơn 1 tháng.
Củ niễng được sử dụng như một loại rau củ đặc sản bởi vị ngon ngọt lạ miệng khi chế biến thành món ăn.
Món củ niễng xào thịt bò trong những ngày se lạnh chắc chắn sẽ khiến cho bữa cơm gia đình càng thêm ấm cúng.
"Tháng chín đôi mươi, tháng mười mùng năm (âm lịch)" là câu ca dân gian nói về thời điểm rươi nổi. Đây cũng chính là lúc các vùng rươi ở Hải Dương bước vào thu hoạch.
Mỗi khi vào vụ thu hoạch rươi, lợi dụng dòng thủy triều rút, người dân đặt lưới tại cửa cống đón dòng rươi từ trong các ao/đầm đó.
Con rươi được chế biến rất nhiều món ăn ngon, nhất là khi thời tiết trở lạnh, chất bùi bùi, thơm thơm của rươi rất hấp dẫn. Mà món ăn đặc trưng, dễ làm, chế biến nhanh nhất từ rươi chính là chiên cùng trứng.
Hạt dẻ: Phải đợi đến tầm tháng 10, 11, chúng ta mới có thể thưởng thức hạt dẻ đúng vị thơm ngon.
Mùa thu, quả dẻ chín và tự rụng xuống và được người dân thu hoạch về tách vỏ. Lúc này vỏ hạt dẻ có màu hỗn hợp giữa nâu với màu tía, rất bóng, vỏ lụa mỏng, dễ bóc, hạt bên trong vị bùi, thơm ngậy.
Quýt Bắc Sơn: Nhắc đến đặc sản tháng 11, ta không thể bỏ qua quýt Bắc Sơn, một đặc sản của tỉnh Lạng Sơn. Quýt ở đây từ lâu đã rất nổi tiếng bởi vừa thơm, vừa ngon.
Quýt Bắc Sơn có hai loại là quả tròn và quả dẹt. Quýt quả tròn khi chín có màu vàng ươm, vỏ mỏng, dóc vỏ, ít sơ, vị ngọt đậm, thơm. Quýt quả dẹt có hai đầu lõm, hình hơi dẹt, khi chín có màu vàng ươm, vỏ dày hơn, khó bóc, vị chua và cũng ít sơ.
Cam Cao Phong: Đây là một đặc sản của tỉnh Hòa Bình. Thời gian bắt đầu thu hoạch của cam Cao Phong khoảng từ đầu tháng 10, thời điểm cao nhất là từ tháng 11 âm lịch.
Loại cam này có vỏ mỏng dính, có mùi thơm nhẹ, đặc biệt ăn ngọt mát chứ không khé như những loại quýt khác. Ảnh: Internet.