Khoai tây. Khoai tây chiên được nhiều người thưởng thức như món ăn vặt yêu thích. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên hạn chế sử dụng chúng bởi khi được chế biến ở nhiệt độ cao, khoai tây có khả năng sản sinh ra các chất có khả năng gây ung thư. Mặt khác, bạn cũng nên lựa chọn khoai tây tím thay vì khoai tây trắng quen thuộc. Loại củ này chứa chất giảm nguy cơ ung thư, hạ huyết áp vượt trội.Cà rốt. Nhiều chị em có thói quen thái cà rốt để luộc hoặc bào thành từng sợi nhỏ làm chua ngọt. Tuy nhiên, cách chế biến này làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nước, khiến lượng lớn dinh dưỡng có nguy cơ hòa tan. Tốt nhất, sau khi gọt và rửa sạch, nên hấp nguyên củ để tránh thất thoát chất có lợi.Trà. Không ít người dùng sữa tạo vị ngọt cho tách trà. Tuy nhiên, cách này khiến lượng lớn chất có lợi cho tim trong chúng bị thất thoát. Muốn trà dễ thưởng thức hơn, hãy tận dụng chút nước ấm để làm loãng.Tỏi. Tỏi chứa chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, việc vội vàng nghiền tỏi rồi tiến hành phi chúng ở nhiệt độ cao hoàn toàn không có lợi. Chuyên gia khuyên sau khi đập dập, nên đợi chừng 10 phút để tỏi tạo ra enzyme có tên gọi allicin. Khi đi vào cơ thể, loại enzyme này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng lưu thông máu.Táo, lê. Táo, lê không nên thưởng thức khi còn xanh. Việc chờ đợi trái chín cho phép chúng sản xuất ra lượng chất chống oxy hóa, góp phần tích cực trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư.Súp lơ xanh. Là một trong các loại cây họ cải, súp lơ được chứng minh có khả năng ngừa ung thư vú, da hiệu quả. Tuy nhiên, việc xào chín hoặc luộc nhừ dễ khiến các chất có lợi bị phân hủy. Tốt nhất, nên hấp súp lơ hoặc làm salad ăn sống.Mù tạt. Mù tạt xanh được sử dụng khá phổ biến để thêm vào nước sốt, xà lách hoặc bánh mì. Tuy nhiên, muốn tận dụng khả năng ngừa ung thư, giảm viêm từ loại gia vị này bạn nên lựa chọn loại mù tạt vàng. Nguyên nhân bởi mù tạt vàng chứa nhiều curcumin (thành phần hoạt chất trong củ nghệ) hữu ích.
Khoai tây. Khoai tây chiên được nhiều người thưởng thức như món ăn vặt yêu thích. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên hạn chế sử dụng chúng bởi khi được chế biến ở nhiệt độ cao, khoai tây có khả năng sản sinh ra các chất có khả năng gây ung thư. Mặt khác, bạn cũng nên lựa chọn khoai tây tím thay vì khoai tây trắng quen thuộc. Loại củ này chứa chất giảm nguy cơ ung thư, hạ huyết áp vượt trội.
Cà rốt. Nhiều chị em có thói quen thái cà rốt để luộc hoặc bào thành từng sợi nhỏ làm chua ngọt. Tuy nhiên, cách chế biến này làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nước, khiến lượng lớn dinh dưỡng có nguy cơ hòa tan. Tốt nhất, sau khi gọt và rửa sạch, nên hấp nguyên củ để tránh thất thoát chất có lợi.
Trà. Không ít người dùng sữa tạo vị ngọt cho tách trà. Tuy nhiên, cách này khiến lượng lớn chất có lợi cho tim trong chúng bị thất thoát. Muốn trà dễ thưởng thức hơn, hãy tận dụng chút nước ấm để làm loãng.
Tỏi. Tỏi chứa chất có khả năng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, việc vội vàng nghiền tỏi rồi tiến hành phi chúng ở nhiệt độ cao hoàn toàn không có lợi. Chuyên gia khuyên sau khi đập dập, nên đợi chừng 10 phút để tỏi tạo ra enzyme có tên gọi allicin. Khi đi vào cơ thể, loại enzyme này giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng lưu thông máu.
Táo, lê. Táo, lê không nên thưởng thức khi còn xanh. Việc chờ đợi trái chín cho phép chúng sản xuất ra lượng chất chống oxy hóa, góp phần tích cực trong nỗ lực ngăn ngừa ung thư.
Súp lơ xanh. Là một trong các loại cây họ cải, súp lơ được chứng minh có khả năng ngừa ung thư vú, da hiệu quả. Tuy nhiên, việc xào chín hoặc luộc nhừ dễ khiến các chất có lợi bị phân hủy. Tốt nhất, nên hấp súp lơ hoặc làm salad ăn sống.
Mù tạt. Mù tạt xanh được sử dụng khá phổ biến để thêm vào nước sốt, xà lách hoặc bánh mì. Tuy nhiên, muốn tận dụng khả năng ngừa ung thư, giảm viêm từ loại gia vị này bạn nên lựa chọn loại mù tạt vàng. Nguyên nhân bởi mù tạt vàng chứa nhiều curcumin (thành phần hoạt chất trong củ nghệ) hữu ích.