Bánh cuốn Thanh Trì. Đây là món bánh tinh hoa của mảnh đất Hà thành ngàn năm văn hiến. Bột sau khi dàn đều ra mặt tấm vải căng trên nồi nước chờ tới chín sẽ được cuộn lại bằng một thanh tre nhỏ rồi bỏ ra đĩa, cắt làm đôi. Bánh cuốn Thanh Trì có hai loại không nhân và có nhân từ hành, tôm nõn bóc vỏ giã bông hoặc thịt băm. Bánh được dùng với chả quế, đậu rán nóng và nước chấm mắm pha giấm có điểm thêm chút ớt tươi cho thêm phần bắt mắt.Bánh cuốn trứng Lạng Sơn. Bánh cuốn trứng là một đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn. Cũng giống với các loại bánh cuốn khác, vỏ bánh cuốn trứng được làm từ bột gạo xay nhuyễn hòa tan đều với nước rồi tráng thành một lớp mỏng. Điểm khác biệt rõ rệt của bánh cuốn trứng Lạng Sơn là nhân bên trong bánh là lòng đào trứng gà thơm ngậy. Món bánh cuốn này ăn cùng với nước chấm được làm từ nước dùng ninh xương ống, thêm ít hành, mùi, tiêu, ớt…hoặc nước dấm pha chút xì dầu nhưng ngon nhất vẫn là chấm cùng nước thịt kho. Bánh cuốn Hạ Long. Bánh cuốn ở Hạ Long được tráng mỏng lộ rõ cả nhân thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong cùng hương thơm quyến rũ của ruốc và hành phi. Khách tới Hạ Long thường gọi những đĩa bánh cuốn chả mực đầy đặn để cảm nhận vị giòn sần sật của chả mực và vị mềm dẻo của bánh cuốn. Bát nước chấm cũng là điểm nhấn đáng chú ý của món ăn này. Để giảm đi vị tanh từ mực, nước chấm bánh cuốn thường được pha cay hơn một chút. Bánh cuốn Phủ Lý. Không giống như món bánh cuốn ở một số nơi khác, bánh cuốn chả Hà Nam được ăn nguội cùng thịt nướng và nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm một số loại rau thơm khác. Bánh sau khi được tráng sẽ được xếp thành từng tấm đặt chồng lên nhau. Chả ăn kèm được làm từ thịt lợn ba chỉ để khi nướng lên không bị quá khô hay ngấy. Thịt sau khi thái miếng vừa ăn sẽ được ướp cùng nước mắm, hành khô, tiêu, đường và vừng trắng rồi nướng trên than củi. Bánh cuốn Hải Dương. Bánh cuốn Hải Dương được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm ngào ngạt. Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác như ớt, hạt tiêu, quất, giấm. Bánh ăn kèm với chả quế.Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định). Bánh cuốn Làng Kênh được làm từ bột gạo Mộc Tuyền. Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ. Bánh cuốn làng Kênh luôn có màu hơi ngà vàng. Mỗi lá bánh được thoa một tí mỡ nước hay dầu ăn để khỏi dính và tăng thêm chút ngậy, rắc vào đó mấy miếng mộc nhĩ thái nhỏ.
Bánh cuốn Thanh Trì. Đây là món bánh tinh hoa của mảnh đất Hà thành ngàn năm văn hiến. Bột sau khi dàn đều ra mặt tấm vải căng trên nồi nước chờ tới chín sẽ được cuộn lại bằng một thanh tre nhỏ rồi bỏ ra đĩa, cắt làm đôi. Bánh cuốn Thanh Trì có hai loại không nhân và có nhân từ hành, tôm nõn bóc vỏ giã bông hoặc thịt băm. Bánh được dùng với chả quế, đậu rán nóng và nước chấm mắm pha giấm có điểm thêm chút ớt tươi cho thêm phần bắt mắt.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn. Bánh cuốn trứng là một đặc sản nổi tiếng ở Lạng Sơn. Cũng giống với các loại bánh cuốn khác, vỏ bánh cuốn trứng được làm từ bột gạo xay nhuyễn hòa tan đều với nước rồi tráng thành một lớp mỏng. Điểm khác biệt rõ rệt của bánh cuốn trứng Lạng Sơn là nhân bên trong bánh là lòng đào trứng gà thơm ngậy. Món bánh cuốn này ăn cùng với nước chấm được làm từ nước dùng ninh xương ống, thêm ít hành, mùi, tiêu, ớt…hoặc nước dấm pha chút xì dầu nhưng ngon nhất vẫn là chấm cùng nước thịt kho.
Bánh cuốn Hạ Long. Bánh cuốn ở Hạ Long được tráng mỏng lộ rõ cả nhân thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong cùng hương thơm quyến rũ của ruốc và hành phi. Khách tới Hạ Long thường gọi những đĩa bánh cuốn chả mực đầy đặn để cảm nhận vị giòn sần sật của chả mực và vị mềm dẻo của bánh cuốn. Bát nước chấm cũng là điểm nhấn đáng chú ý của món ăn này. Để giảm đi vị tanh từ mực, nước chấm bánh cuốn thường được pha cay hơn một chút.
Bánh cuốn Phủ Lý. Không giống như món bánh cuốn ở một số nơi khác, bánh cuốn chả Hà Nam được ăn nguội cùng thịt nướng và nước mắm nóng đủ vị chua cay mặn ngọt kèm một số loại rau thơm khác. Bánh sau khi được tráng sẽ được xếp thành từng tấm đặt chồng lên nhau. Chả ăn kèm được làm từ thịt lợn ba chỉ để khi nướng lên không bị quá khô hay ngấy. Thịt sau khi thái miếng vừa ăn sẽ được ướp cùng nước mắm, hành khô, tiêu, đường và vừng trắng rồi nướng trên than củi.
Bánh cuốn Hải Dương. Bánh cuốn Hải Dương được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm ngào ngạt. Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác như ớt, hạt tiêu, quất, giấm. Bánh ăn kèm với chả quế.
Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định). Bánh cuốn Làng Kênh được làm từ bột gạo Mộc Tuyền. Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ. Bánh cuốn làng Kênh luôn có màu hơi ngà vàng. Mỗi lá bánh được thoa một tí mỡ nước hay dầu ăn để khỏi dính và tăng thêm chút ngậy, rắc vào đó mấy miếng mộc nhĩ thái nhỏ.