Mắm tôm. Nhắc đến miền Bắc là phải nhắc đến mắm tôm. Một mùi vị khá đặc trưng, chỉ cần nghe mùi là biết xưng danh. Loại nước chấm này được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng. Các món dùng với mắm này khá nhiều, có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây... Mắm cáy. Mắm cáy là một đặc sản của Thái Bình, được làm từ thịt cáy, một loại cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Cáy sau khi làm sạch, giã nhuyễn, trộn với muối được ủ kín vào chum, vại 7 đến 10 ngày rồi phơi nắng, phơi sương. Cuối cùng là trộn thêm thính, men rượu để khử mùi hôi và tạo mùi thơm. Món nước chấm này ngon nhất khi dùng với ngọn rau lang luộc, thịt luộc hay dưa muối. Mắm tôm chua. Loại mắm này nổi tiếng nhất là ở Huế. Món mắm này được làm từ tôm rằn tươi, đem ngâm rượu rồi xóc muối, trộn với riềng, tỏi, ớt cùng chút mắm, đường. Sau thời gian ủ kín, tôm sẽ đổi màu đỏ tươi và thơm nức. Mắm này ăn với cơm hay bún đều ngon, trong đó không thể thiếu thịt luộc và các loại rau thơm. Mắm nêm (mắm cái). Để làm món mắm nổi tiếng ở Đà Nẵng này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên là được. Mắm nêm ăn với bánh tráng cuốn thịt heo, bún, bánh ướt...Mắm cá là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Ở đây, hầu như bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Đi bất cứ chợ nào cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắp nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn, cá chốt...
Mắm ba khía. Mắm này được làm chủ yếu từ con ba khía, một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Loại mắm này thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.
Mắm rươi. Loại mắn này nổi tiếng ở Trà Vinh. Mắm được làm đơn giản từ rươi, muối ăn và nước sạch. Để có được thành phẩm đặc biệt, thơm ngon thì mắm rươi phải được làm theo tỉ lệ chuẩn giữa muối: rươi: nước là 5:1:4, sau đó bịt miệng hũ lại nhưng không được đậy quá kín, đem phơi nắng từ 10-15 ngày là có thể sử dụng được.
Mắm tôm. Nhắc đến miền Bắc là phải nhắc đến mắm tôm. Một mùi vị khá đặc trưng, chỉ cần nghe mùi là biết xưng danh. Loại nước chấm này được làm chủ yếu từ tôm hoặc moi và muối ăn, qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng. Các món dùng với mắm này khá nhiều, có thể kể đến bún riêu, bún đậu mắm tôm, cà pháo mắm tôm, cờ tây...
Mắm cáy. Mắm cáy là một đặc sản của Thái Bình, được làm từ thịt cáy, một loại cua sống chủ yếu ở vùng duyên hải. Cáy sau khi làm sạch, giã nhuyễn, trộn với muối được ủ kín vào chum, vại 7 đến 10 ngày rồi phơi nắng, phơi sương. Cuối cùng là trộn thêm thính, men rượu để khử mùi hôi và tạo mùi thơm. Món nước chấm này ngon nhất khi dùng với ngọn rau lang luộc, thịt luộc hay dưa muối.
Mắm tôm chua. Loại mắm này nổi tiếng nhất là ở Huế. Món mắm này được làm từ tôm rằn tươi, đem ngâm rượu rồi xóc muối, trộn với riềng, tỏi, ớt cùng chút mắm, đường. Sau thời gian ủ kín, tôm sẽ đổi màu đỏ tươi và thơm nức. Mắm này ăn với cơm hay bún đều ngon, trong đó không thể thiếu thịt luộc và các loại rau thơm.
Mắm nêm (mắm cái). Để làm món mắm nổi tiếng ở Đà Nẵng này, cá được ướp muối, sau đó ủ khoảng 3 tháng rồi múc ra chén, thêm đường, chanh, tỏi bằm nhuyễn và ớt nguyên trái dằm vào, trộn đều lên là được. Mắm nêm ăn với bánh tráng cuốn thịt heo, bún, bánh ướt...
Mắm cá là đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Ở đây, hầu như bất kỳ loại cá nào cũng có thể làm mắm. Đi bất cứ chợ nào cũng có thễ dễ dàng tìm thấy mắm được bày bán khắp nơi, vô tình đã tạo thành một nét rất riêng của miền Tây. Muôn màu muôn vẻ với rất nhiều loại mắm: mắm cá lóc, cá linh, cá sặc, cá trèn, cá chốt...
Mắm ba khía. Mắm này được làm chủ yếu từ con ba khía, một loài họ cua có càng to, đặc trưng ở vùng Nam Bộ, sống tập trung ở vùng nước lợ, mặn, trải từ Cần Thơ đến Sóc Trăng, Cà Mau, nhiều nhất ở U Minh. Loại mắm này thường ăn với cơm như các món mắm Việt Nam khác, phần nước trộn giàu đạm có thể dùng làm nước chấm.
Mắm rươi. Loại mắn này nổi tiếng ở Trà Vinh. Mắm được làm đơn giản từ rươi, muối ăn và nước sạch. Để có được thành phẩm đặc biệt, thơm ngon thì mắm rươi phải được làm theo tỉ lệ chuẩn giữa muối: rươi: nước là 5:1:4, sau đó bịt miệng hũ lại nhưng không được đậy quá kín, đem phơi nắng từ 10-15 ngày là có thể sử dụng được.