Canh cua mùng tơi. Vừa lành, vừa bổ lại vô cùng mát ruột khiến canh cua mùng tơi trở thành món ăn rất được lòng các thành viên trong gia đình.
Canh riêu. Ngay cả những người sành ăn nhất cũng dễ dàng bị chinh phục khi thưởng thức bát canh riêu vô cùng thanh mát trong tiết trời nóng nực.
Canh riêu cua có màu xanh tươi của hành lá, màu đỏ từ cà chua kết hợp với những tảng gạch cua ẩn hiện khiến nó trở nên vô cùng bắt mắt.
Cua đồng rang tỏi. Nguyên liệu gồm có cua, tỏi đập dập, gừng cắt lát, đầu hành lá, ớt, rượu và một chút đường.
Cho cua vào nồi nước sôi nấu qua rồi nhanh chóng để ráo nước. Bắc chảo phi thơm hành, tỏi, gừng cùng ớt. Từ từ cho cua vào, đảo đều tay. Nêm gia vị, xì dầu, rượu, đường cùng lúc. Đợi đến khi nước gần cạn, rắc hành lá xắt nhỏ, đảo nhanh tay một lần nữa là được.
Cua đồng rang me. Nhiều người khó có thể cầm lòng nếu từng thưởng thức vị giòn tan của cua rang giòn hòa trong vị chua, cay, ngọt và mùi thơm nức mũi của hành tỏi phi gạch cua.
Cua rang muối. Ngoài hai thành phần chính là cua và muối, người làm bếp còn cần chuẩn bị bột muối và một số gia vị khác. Bột muối không phải là muối xay hay muối hầm mà là chất bột gạo trắng được làm hơi mằn mặn. Khi rang với cua, lớp bột muối bao phủ bên ngoài thịt cua đem lại cái vị đậm đà, ngon miệng. Cái hay của cua rang muối là nó được chế biến không quá cầu kỳ nhưng vẫn át được mùi tanh và có hương vị thơm ngon tự nhiên.
Cua rang dấm bỗng.Lẩu cua đồng. Không đậm đà như lẩu mắm, cũng không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển, nhưng lẩu cua đồng vẫn được nhiều người ưu ái lựa chọn, nhất là trong những ngày mưa gió, se lạnh. Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau...Lẩu riêu cua bắp bò. Món lẩu có hai thành phần chín là nước dùng nấu từ cua đồng và bắp bò tái. Ngoài ra còn có thêm các nguyên liệu khác như: đậu phụ, cà chua, giò, trứng vịt lộn sống cùng các loại rau... Tất cả các nguyên liệu được pha trộn một cách khéo léo giúp món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng lại không hề có cảm giác ngấy.Cháo cua đồng. Cháo cua đồng quyến rũ người ăn bởi vị ngon mộc mạc quen và vô cùng bổ dưỡng.Cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn; phù hợp cho bé, bà bầu để bổ sung canxi và giải nhiệt.Gỏi. Đây là món ăn chỉ có thể ăn vào hai mùa trong năm đó là mùa xuân và mùa thu, bởi đây là thời điểm cua có độ béo nhất. Sự độc đáo của món gỏi cua đồng là nguyên liệu chính được chiên chứ không phải luộc như những loại gỏi khác. Khi ăn, thực khách dễ dàng cảm nhận vị béo của thịt ba chỉ, vị khế chua, chuối chát, thanh nhẹ của rau diếp cá, vị cua ngọt thanh cùng với nước sốt được làm từ gạch cua. Chính sự khác biệt này khiến người ăn nhớ mãi không thôi. Cua chiên giòn.
Canh cua mùng tơi. Vừa lành, vừa bổ lại vô cùng mát ruột khiến canh cua mùng tơi trở thành món ăn rất được lòng các thành viên trong gia đình.
Canh riêu. Ngay cả những người sành ăn nhất cũng dễ dàng bị chinh phục khi thưởng thức bát canh riêu vô cùng thanh mát trong tiết trời nóng nực.
Canh riêu cua có màu xanh tươi của hành lá, màu đỏ từ cà chua kết hợp với những tảng gạch cua ẩn hiện khiến nó trở nên vô cùng bắt mắt.
Cua đồng rang tỏi. Nguyên liệu gồm có cua, tỏi đập dập, gừng cắt lát, đầu hành lá, ớt, rượu và một chút đường.
Cho cua vào nồi nước sôi nấu qua rồi nhanh chóng để ráo nước. Bắc chảo phi thơm hành, tỏi, gừng cùng ớt. Từ từ cho cua vào, đảo đều tay. Nêm gia vị, xì dầu, rượu, đường cùng lúc. Đợi đến khi nước gần cạn, rắc hành lá xắt nhỏ, đảo nhanh tay một lần nữa là được.
Cua đồng rang me. Nhiều người khó có thể cầm lòng nếu từng thưởng thức vị giòn tan của cua rang giòn hòa trong vị chua, cay, ngọt và mùi thơm nức mũi của hành tỏi phi gạch cua.
Cua rang muối. Ngoài hai thành phần chính là cua và muối, người làm bếp còn cần chuẩn bị bột muối và một số gia vị khác. Bột muối không phải là muối xay hay muối hầm mà là chất bột gạo trắng được làm hơi mằn mặn.
Khi rang với cua, lớp bột muối bao phủ bên ngoài thịt cua đem lại cái vị đậm đà, ngon miệng. Cái hay của cua rang muối là nó được chế biến không quá cầu kỳ nhưng vẫn át được mùi tanh và có hương vị thơm ngon tự nhiên.
Lẩu cua đồng. Không đậm đà như lẩu mắm, cũng không nổi tiếng như lẩu cá linh bông điên điển, nhưng lẩu cua đồng vẫn được nhiều người ưu ái lựa chọn, nhất là trong những ngày mưa gió, se lạnh.
Món ăn dân dã này có nhiều ở các tỉnh miền Tây, tùy từng địa phương mà được biến tấu với các thành phần khác nhau như: cua đồng, tôm, ghẹ, các loại rau...
Lẩu riêu cua bắp bò. Món lẩu có hai thành phần chín là nước dùng nấu từ cua đồng và bắp bò tái. Ngoài ra còn có thêm các nguyên liệu khác như: đậu phụ, cà chua, giò, trứng vịt lộn sống cùng các loại rau... Tất cả các nguyên liệu được pha trộn một cách khéo léo giúp món ăn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng lại không hề có cảm giác ngấy.
Cháo cua đồng. Cháo cua đồng quyến rũ người ăn bởi vị ngon mộc mạc quen và vô cùng bổ dưỡng.
Cháo cua đồng tuy khá mất thời gian chế biến nhưng rất dễ ăn; phù hợp cho bé, bà bầu để bổ sung canxi và giải nhiệt.
Gỏi. Đây là món ăn chỉ có thể ăn vào hai mùa trong năm đó là mùa xuân và mùa thu, bởi đây là thời điểm cua có độ béo nhất. Sự độc đáo của món gỏi cua đồng là nguyên liệu chính được chiên chứ không phải luộc như những loại gỏi khác.
Khi ăn, thực khách dễ dàng cảm nhận vị béo của thịt ba chỉ, vị khế chua, chuối chát, thanh nhẹ của rau diếp cá, vị cua ngọt thanh cùng với nước sốt được làm từ gạch cua. Chính sự khác biệt này khiến người ăn nhớ mãi không thôi.
Cua chiên giòn.