1. Quá chua. Một số người sẽ chọn cách đổ bớt nước chua đi và cho thêm nước mới nhằm pha loãng vị chua. Có một cách tốt hơn là bạn cho vào dó một ít bột soda. Nó sẽ trung hòa độ chua mà không tạo ra hương vị gì khác trong món ăn. Ngoài ra, bạn có thể thêm đường hoặc các loại rau củ có độ ngọt tự nhiên như cà-rốt, ngô, bí. 2. Món ăn quá mặn. Thông thường thì bạn sẽ thêm nước để chữa cháy, nhưng cách làm này sẽ làm giảm vị ngọt của rau, thịt, hải sản. Với món canh hoặc súp bị mặn, bạn có thể thả lòng trắng trứng gà hoặc vịt không đánh tan vào nồi, chờ nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Vị mặn đã bị hút bớt đi, trả lại vị thanh ngọt cho nước dùng. Đối với món xào nhưng lỡ tay cho quá nhiều muối. Rất đơn giản, hãy dùng khoai tây vì nó hút muối rất hiệu quả. Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào chảo trước 15 phút thưởng thức món ăn, khi ăn bạn hãy lấy ra nhé, vậy là vị mặn cũng biến mất theo từng lát khoai tây. 3. Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm. 4. Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất lãng phí. Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm. 5. Món ăn quá đắng. Một số thành phần nguyên liệu của món ăn có thể tạo vị đắng. Bạn xử lý bằng cách thêm một chút muối vào súp, để lửa riu riu vài phút rồi nếm thử lại. Nếu vị đắng vẫn còn thì thêm chút xíu muối nữa. Nếu muối không có tác dụng, bạn hãy thêm chút đường hoặc mật ong vào, để lửa riu riu vài phút ( lâu hơn so với muối) rồi nếm lại. Nếu vẫn đắng, thêm vào chút chất béo như dầu ô liu hoặc bơ. Khi cả ba bước trên đều chưa cho hiệu quả như ý, bạn thêm ít tỏi hoặc hành tây băm nhỏ. Mỗi thứ "chữa cháy" đều thêm từng chút một, không dùng quá nhiều 6. Đôi khi do bất cẩn, bạn gặp phải những lỗi như nấu một nồi canh quá nhiều dầu mỡ, để loại bỏ những váng dầu này, bạn có thể cho một ít bột nổi vào, bột sẽ giúp hòa tan dầu mỡ, làm món ăn thanh đạm hơn. Cho một vài lá rau cải xoăn vào nồi xúp đang nấu cũng là cách để làm giảm lượng chất béo dư thừa. Nếu còn thời gian, bạn có thể đợi cho món ăn nguội hẳn, cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ, phần dầu, mỡ thừa trên mặt sẽ bị đông đặc lại và bạn có thể vớt bỏ chúng dễ dàng.
1. Quá chua. Một số người sẽ chọn cách đổ bớt nước chua đi và cho thêm nước mới nhằm pha loãng vị chua. Có một cách tốt hơn là bạn cho vào dó một ít bột soda. Nó sẽ trung hòa độ chua mà không tạo ra hương vị gì khác trong món ăn. Ngoài ra, bạn có thể thêm đường hoặc các loại rau củ có độ ngọt tự nhiên như cà-rốt, ngô, bí.
2. Món ăn quá mặn. Thông thường thì bạn sẽ thêm nước để chữa cháy, nhưng cách làm này sẽ làm giảm vị ngọt của rau, thịt, hải sản. Với món canh hoặc súp bị mặn, bạn có thể thả lòng trắng trứng gà hoặc vịt không đánh tan vào nồi, chờ nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra. Vị mặn đã bị hút bớt đi, trả lại vị thanh ngọt cho nước dùng.
Đối với món xào nhưng lỡ tay cho quá nhiều muối. Rất đơn giản, hãy dùng khoai tây vì nó hút muối rất hiệu quả. Bạn chỉ cần gọt sạch vỏ, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào chảo trước 15 phút thưởng thức món ăn, khi ăn bạn hãy lấy ra nhé, vậy là vị mặn cũng biến mất theo từng lát khoai tây.
3. Cơm sống có thể do thiếu nhiệt hoặc ít nước quá. Trước tiên hãy đảo cơm cho tơi hết ra rồi chuyển sang một nồi khác. Dùng rượu rưới vào cơm theo tỷ lệ 1 rượu 10 cơm, bắc lên bếp đun lửa thật nhỏ cho đến khi bốc hơi hết. Cơm sẽ chín mà chẳng lo còn mùi rượu lưu lại trong cơm.
4. Mùi cơm khê thật khó chịu, ăn cơm phần trên cũng chẳng ngon nữa nên thường chị em sẽ bỏ đi để nấu nồi khác rất lãng phí. Khi cơm khê, lập tức tắt bếp, đặt vào trong nồi cơm một miếng vỏ bánh mì rồi đậy vung lại. 5 phút sau, vỏ bánh mì sẽ hút hết mùi khê cháy trong cơm.
5. Món ăn quá đắng. Một số thành phần nguyên liệu của món ăn có thể tạo vị đắng. Bạn xử lý bằng cách thêm một chút muối vào súp, để lửa riu riu vài phút rồi nếm thử lại. Nếu vị đắng vẫn còn thì thêm chút xíu muối nữa. Nếu muối không có tác dụng, bạn hãy thêm chút đường hoặc mật ong vào, để lửa riu riu vài phút ( lâu hơn so với muối) rồi nếm lại.
Nếu vẫn đắng, thêm vào chút chất béo như dầu ô liu hoặc bơ. Khi cả ba bước trên đều chưa cho hiệu quả như ý, bạn thêm ít tỏi hoặc hành tây băm nhỏ. Mỗi thứ "chữa cháy" đều thêm từng chút một, không dùng quá nhiều
6. Đôi khi do bất cẩn, bạn gặp phải những lỗi như nấu một nồi canh quá nhiều dầu mỡ, để loại bỏ những váng dầu này, bạn có thể cho một ít bột nổi vào, bột sẽ giúp hòa tan dầu mỡ, làm món ăn thanh đạm hơn. Cho một vài lá rau cải xoăn vào nồi xúp đang nấu cũng là cách để làm giảm lượng chất béo dư thừa.
Nếu còn thời gian, bạn có thể đợi cho món ăn nguội hẳn, cho chúng vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ, phần dầu, mỡ thừa trên mặt sẽ bị đông đặc lại và bạn có thể vớt bỏ chúng dễ dàng.