Tránh sử dụng cọ sắt đánh rửa. Thông thường, đồ nhôm được bọc một lớp bảo vệ, tránh trường hợp kim loại phản ứng với chất khác gây ngộ độc. Vì vậy, không nên dùng cọ sắt đánh rửa bởi chúng có thể gây xước, làm mất lớp bảo vệ.
Dùng vỏ táo để vệ sinh nồi nhôm. Nồi nhôm dùng lâu dễ bị xỉn màu, chuyển vàng. Tuyệt đối không dùng cọ sắt để đánh rửa bởi chúng dễ gây nên vết xước trên vật dụng. Tốt nhất, nên đun vỏ táo sôi chừng 15 phút. Lượng axit trong táo sẽ nhanh chóng làm sạch những vết bẩn “cứng đầu”. Không dùng bát, xoong nhôm để đánh trứng. Để không ảnh hưởng đến hương vị món ăn, chị em tránh dùng đồ nhôm để đánh trứng. Nguyên nhân bởi khi tiếp xúc với nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro, lòng đỏ dễ chuyển màu xanh. Hạn chế dùng đồ nhôm đựng đồ ăn mặn, chua. Việc sử dụng nồi nhôm để lưu trữ dưa muối, canh chua, đồ ăn mặn khiến quá trình ăn mòn kim loại diễn ra nhanh hơn, khiến bề mặt nhôm dễ chuyển màu, nhanh chóng bị rỗ. Nguy hiểm hơn, việc hấp thu các hợp chất có hại này dễ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ. Hạn chế dùng nồi nhôm để hầm, ninh thức ăn. Để tăng lợi nhuận, không ít nhà sản xuất độn thêm hóa chất, phụ gia gây hại vào nhôm. Các tạp chất này dễ bung ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, trong thời gian dài gây hại cho cơ thể.
Dùng giấm làm sạch ấm nhôm. Ấm nhôm lâu ngày sử dụng thường có lớp cặn dày bám chặt dưới đáy. Thay vì dùng sức để đánh rửa, bạn có thể tận dụng nửa lít giấm đun sôi, để 1 đến 2 ngày rồi đem rửa sạch với nước. Lớp cặn sẽ nhanh chóng bong ra, không gây hại sức khỏe. Chị em nội trợ có thể dùng 3 – 5 củ khoai tây gọt vỏ, đun sôi với nước, lớp cặn cũng dễ dàng tự bong ra. Ngoài ra, để đồ nhôm luôn sáng đẹp, bạn nên dùng chúng để xào, nấu thức ăn thay vì đun nước. Thông thường sau khi đun, nồi nhôm thường bị đen xỉn, không đẹp mắt. Nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình, khi mua đồ nhôm nên chú ý chọn loại có lớp phủ axit đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tránh sử dụng cọ sắt đánh rửa. Thông thường, đồ nhôm được bọc một lớp bảo vệ, tránh trường hợp kim loại phản ứng với chất khác gây ngộ độc. Vì vậy, không nên dùng cọ sắt đánh rửa bởi chúng có thể gây xước, làm mất lớp bảo vệ.
Dùng vỏ táo để vệ sinh nồi nhôm. Nồi nhôm dùng lâu dễ bị xỉn màu, chuyển vàng. Tuyệt đối không dùng cọ sắt để đánh rửa bởi chúng dễ gây nên vết xước trên vật dụng. Tốt nhất, nên đun vỏ táo sôi chừng 15 phút. Lượng axit trong táo sẽ nhanh chóng làm sạch những vết bẩn “cứng đầu”.
Không dùng bát, xoong nhôm để đánh trứng. Để không ảnh hưởng đến hương vị món ăn, chị em tránh dùng đồ nhôm để đánh trứng. Nguyên nhân bởi khi tiếp xúc với nhôm, lòng trắng trứng sẽ biến thành màu tro, lòng đỏ dễ chuyển màu xanh.
Hạn chế dùng đồ nhôm đựng đồ ăn mặn, chua. Việc sử dụng nồi nhôm để lưu trữ dưa muối, canh chua, đồ ăn mặn khiến quá trình ăn mòn kim loại diễn ra nhanh hơn, khiến bề mặt nhôm dễ chuyển màu, nhanh chóng bị rỗ. Nguy hiểm hơn, việc hấp thu các hợp chất có hại này dễ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ.
Hạn chế dùng nồi nhôm để hầm, ninh thức ăn. Để tăng lợi nhuận, không ít nhà sản xuất độn thêm hóa chất, phụ gia gây hại vào nhôm. Các tạp chất này dễ bung ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, trong thời gian dài gây hại cho cơ thể.
Dùng giấm làm sạch ấm nhôm. Ấm nhôm lâu ngày sử dụng thường có lớp cặn dày bám chặt dưới đáy. Thay vì dùng sức để đánh rửa, bạn có thể tận dụng nửa lít giấm đun sôi, để 1 đến 2 ngày rồi đem rửa sạch với nước. Lớp cặn sẽ nhanh chóng bong ra, không gây hại sức khỏe.
Chị em nội trợ có thể dùng 3 – 5 củ khoai tây gọt vỏ, đun sôi với nước, lớp cặn cũng dễ dàng tự bong ra.
Ngoài ra, để đồ nhôm luôn sáng đẹp, bạn nên dùng chúng để xào, nấu thức ăn thay vì đun nước. Thông thường sau khi đun, nồi nhôm thường bị đen xỉn, không đẹp mắt.
Nhằm bảo vệ sức khỏe gia đình, khi mua đồ nhôm nên chú ý chọn loại có lớp phủ axit đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.