Từ hàng trăm năm trước, tại vùng nông thôn nhỏ ở Trung Quốc, một người nảy ra ý tưởng bảo quản trứng vịt trong hồ bùn nước và vôi. Sau thời gian thử nghiệm, món trứng cho ra hương vị độc đáo, trở thành món ăn truyền thống qua nhiều thế kỷ ở Hong Kong, Trung Quốc và một số khu vực Đông Nam Á. Ảnh: BBC.Món trứng đen “thế kỷ” này cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau qua từng giai đoạn như trứng trăm năm, trứng bắc thảo, trứng nghìn năm hay trứng thiên niên kỷ... Ngày nay, món trứng đặc biệt này đã trở thành món ăn độc lạ hấp dẫn du khách đến Trung Quốc. Ảnh: iStock.Mặc dù chi tiết về món “trứng thế kỷ” của Trung Quốc không được ghi lại trong văn bản, các nhà khoa học vẫn ước tính nó đã có từ hơn 500 năm trước dưới thời nhà Minh. Ảnh: iStock.Bên cạnh những ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất trứng hàng loạt, quá trình bảo quản trứng về cơ bản không có nhiều thay đổi so với thời xưa. Ảnh: Internet.Ngày nay, để tạo ra món ăn này, người ta phải pha một thùng nước gồm trà đen đậm đặc, vôi, muối cùng với tro gỗ để nguội qua đêm. Ngày hôm sau, trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút sẽ được cho vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 7 tuần đến 5 tháng để tạo nên món trứng đen này. Ảnh: Internet.Hiện, trứng đen “thế kỷ” trở nên phổ biến và được sản xuất hàng loạt, thậm chí có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa của Trung Quốc và nằm trong danh sách những món ăn châu Á phải thử, cùng với súp chân gà hay canh rắn khi bạn tham gia các tour du lịch Trung Quốc. Ảnh: Squarespace.Vẻ ngoài của món trứng chính là thách thức với các đầu bếp. Lòng đỏ thay vì màu cam sáng thì lại là một dạng thạch có màu nâu sẫm và xanh đậm trông rất lạ. Ảnh: Wordpress.Trứng có mùi ammoniac đậm đặc nên món trứng có tên gọi khác là “trứng nước tiểu ngựa” mùi có vẻ rất khó chịu. Rất nhiều thế hệ trẻ lớn lên từ món trứng này và chúng phải học cách để yêu hương vị trứng. Ảnh: Internet.Món trứng bắc thảo này rất phổ biến trong thực đơn nhà hàng Hong Kong. Theo bà Carrel Kam, Giám đốc nhà hàng Yung Kee nổi tiếng, chuyên phục vụ “trứng thế kỷ” như một món ăn khai vị, ban đầu khách nước ngoài có vẻ sợ hãi bởi vẻ ngoài đen đúa, xấu xí. Tuy nhiên khi vượt qua được tâm lý ban đầu và cái mùi khủng khiếp, du khách mới cảm nhận được hương vị độc đáo của món ăn này. Ảnh: Tripadvisor.Lòng trứng có kết cấu mượt mà, sáng bóng và mọng nước. Khi ăn kèm một lát gừng nhỏ, vị ngọt ngào và cay nồng hòa quyện vào nhau như tan chảy nơi đầu lưỡi, khiến nhiều người mê mẩn. Ảnh: History.Món trứng có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày như bữa sáng, trưa, tối hoặc là món ăn giữa buổi tùy vào sở thích của người thưởng thức. Ảnh: Youngparents.Trứng thế kỷ là món ăn ưa thích của thế hệ người lớn Trung Quốc và cả những du khách tò mò muốn khám phá. Tuy nhiên, nó lại không được giới trẻ ưa chuộng do lo ngại về quy trình chế biến và bảo quản. Ảnh: TQN.“Theo thời gian, thế hệ trẻ đang dần ít quan tâm hơn đến những món ăn truyền thống. Thế nhưng với hương vị độc đáo của mình, món trứng này sẽ còn đứng vững thêm nhiều thế kỷ nữa”, bà Kazu Leung, giám đốc điều hành cửa hàng bánh Hang Heung tâm sự. Ảnh: Wordpress.
Từ hàng trăm năm trước, tại vùng nông thôn nhỏ ở Trung Quốc, một người nảy ra ý tưởng bảo quản trứng vịt trong hồ bùn nước và vôi. Sau thời gian thử nghiệm, món trứng cho ra hương vị độc đáo, trở thành món ăn truyền thống qua nhiều thế kỷ ở Hong Kong, Trung Quốc và một số khu vực Đông Nam Á. Ảnh: BBC.
Món trứng đen “thế kỷ” này cũng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau qua từng giai đoạn như trứng trăm năm, trứng bắc thảo, trứng nghìn năm hay trứng thiên niên kỷ... Ngày nay, món trứng đặc biệt này đã trở thành món ăn độc lạ hấp dẫn du khách đến Trung Quốc. Ảnh: iStock.
Mặc dù chi tiết về món “trứng thế kỷ” của Trung Quốc không được ghi lại trong văn bản, các nhà khoa học vẫn ước tính nó đã có từ hơn 500 năm trước dưới thời nhà Minh. Ảnh: iStock.
Bên cạnh những ứng dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất trứng hàng loạt, quá trình bảo quản trứng về cơ bản không có nhiều thay đổi so với thời xưa. Ảnh: Internet.
Ngày nay, để tạo ra món ăn này, người ta phải pha một thùng nước gồm trà đen đậm đặc, vôi, muối cùng với tro gỗ để nguội qua đêm. Ngày hôm sau, trứng gà, trứng vịt hoặc trứng cút sẽ được cho vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 7 tuần đến 5 tháng để tạo nên món trứng đen này. Ảnh: Internet.
Hiện, trứng đen “thế kỷ” trở nên phổ biến và được sản xuất hàng loạt, thậm chí có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa của Trung Quốc và nằm trong danh sách những món ăn châu Á phải thử, cùng với súp chân gà hay canh rắn khi bạn tham gia các tour du lịch Trung Quốc. Ảnh: Squarespace.
Vẻ ngoài của món trứng chính là thách thức với các đầu bếp. Lòng đỏ thay vì màu cam sáng thì lại là một dạng thạch có màu nâu sẫm và xanh đậm trông rất lạ. Ảnh: Wordpress.
Trứng có mùi ammoniac đậm đặc nên món trứng có tên gọi khác là “trứng nước tiểu ngựa” mùi có vẻ rất khó chịu. Rất nhiều thế hệ trẻ lớn lên từ món trứng này và chúng phải học cách để yêu hương vị trứng. Ảnh: Internet.
Món trứng bắc thảo này rất phổ biến trong thực đơn nhà hàng Hong Kong. Theo bà Carrel Kam, Giám đốc nhà hàng Yung Kee nổi tiếng, chuyên phục vụ “trứng thế kỷ” như một món ăn khai vị, ban đầu khách nước ngoài có vẻ sợ hãi bởi vẻ ngoài đen đúa, xấu xí. Tuy nhiên khi vượt qua được tâm lý ban đầu và cái mùi khủng khiếp, du khách mới cảm nhận được hương vị độc đáo của món ăn này. Ảnh: Tripadvisor.
Lòng trứng có kết cấu mượt mà, sáng bóng và mọng nước. Khi ăn kèm một lát gừng nhỏ, vị ngọt ngào và cay nồng hòa quyện vào nhau như tan chảy nơi đầu lưỡi, khiến nhiều người mê mẩn. Ảnh: History.
Món trứng có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày như bữa sáng, trưa, tối hoặc là món ăn giữa buổi tùy vào sở thích của người thưởng thức. Ảnh: Youngparents.
Trứng thế kỷ là món ăn ưa thích của thế hệ người lớn Trung Quốc và cả những du khách tò mò muốn khám phá. Tuy nhiên, nó lại không được giới trẻ ưa chuộng do lo ngại về quy trình chế biến và bảo quản. Ảnh: TQN.
“Theo thời gian, thế hệ trẻ đang dần ít quan tâm hơn đến những món ăn truyền thống. Thế nhưng với hương vị độc đáo của mình, món trứng này sẽ còn đứng vững thêm nhiều thế kỷ nữa”, bà Kazu Leung, giám đốc điều hành cửa hàng bánh Hang Heung tâm sự. Ảnh: Wordpress.