Bát canh dân dã từ nòng nọc còn được người dân xứ Mường, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa biết đến với cái tên bubu chacha vui tai. Nguyên liệu chính để chế biến bubu chacha là loài nòng nọc của nhái, ếch sinh sống trong rừng sâu. Chính vì vậy, để có được bát bubu chacha nóng hổi đòi hỏi quá trình đánh bắt đầy công phu. Cụ thể, người dân phải vượt rừng, len lỏi ven các con suối mới có thể đánh bắt. Thế nhưng, không phải lúc nào bubu chacha cũng sẵn có. Loài ếch, nhái rừng chủ yếu sinh sản từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Chúng cũng chỉ “lộ diện” nhiều tầm đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều mà thôi. Khi bắt, người ta không dùng vợt mà tận dụng những chiếc lá khoắn để làm mồi nhử. Đợi đến khi nòng nọc bén mồi mới từ từ kéo chiếc dậm đặt phía dưới lên.
Do chỉ bằng ngón tay út nên khó có thể “xử tử” từng con. Rất sáng tạo, lúc này các bà nội trợ dùng một mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng là toàn bộ phần lòng ruột của nòng nọc nhanh chóng trôi ra ngoài.
Có nhiều cách chế biến bubu như chiên, xào, nướng… song món ăn “được lòng” nhất vẫn là bubu nấu chua với măng rừng. Ngoài măng tươi còn cần tới mẻ, hành, mùi tàu để mang lại hương vị đặc trưng cho món canh.Ban đầu, không ít người cảm thấy rờn rợn khi chứng kiến bầy nòng nọc tròn lẳn ẩn hiện trong bát canh. Tuy nhiên, khi gắp chú nòng nọc mềm mại, trắng tinh nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ sớm bị chinh phục bởi cảm giác mềm ngọt xen lẫn đắng nhẹ của măng rừng, béo ngậy từ nước dùng như ngấm vào chân răng, xuống tận cuống họng.
Bát canh dân dã từ nòng nọc còn được người dân xứ Mường, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa biết đến với cái tên bubu chacha vui tai.
Nguyên liệu chính để chế biến bubu chacha là loài nòng nọc của nhái, ếch sinh sống trong rừng sâu. Chính vì vậy, để có được bát bubu chacha nóng hổi đòi hỏi quá trình đánh bắt đầy công phu.
Cụ thể, người dân phải vượt rừng, len lỏi ven các con suối mới có thể đánh bắt. Thế nhưng, không phải lúc nào bubu chacha cũng sẵn có. Loài ếch, nhái rừng chủ yếu sinh sản từ tháng 6 đến tháng 11 âm lịch. Chúng cũng chỉ “lộ diện” nhiều tầm đầu giờ sáng hoặc cuối giờ chiều mà thôi.
Khi bắt, người ta không dùng vợt mà tận dụng những chiếc lá khoắn để làm mồi nhử. Đợi đến khi nòng nọc bén mồi mới từ từ kéo chiếc dậm đặt phía dưới lên.
Do chỉ bằng ngón tay út nên khó có thể “xử tử” từng con. Rất sáng tạo, lúc này các bà nội trợ dùng một mũi dao nhọn gẩy nhẹ vào bụng là toàn bộ phần lòng ruột của nòng nọc nhanh chóng trôi ra ngoài.
Có nhiều cách chế biến bubu như chiên, xào, nướng… song món ăn “được lòng” nhất vẫn là bubu nấu chua với măng rừng.
Ngoài măng tươi còn cần tới mẻ, hành, mùi tàu để mang lại hương vị đặc trưng cho món canh.
Ban đầu, không ít người cảm thấy rờn rợn khi chứng kiến bầy nòng nọc tròn lẳn ẩn hiện trong bát canh. Tuy nhiên, khi gắp chú nòng nọc mềm mại, trắng tinh nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ sớm bị chinh phục bởi cảm giác mềm ngọt xen lẫn đắng nhẹ của măng rừng, béo ngậy từ nước dùng như ngấm vào chân răng, xuống tận cuống họng.