Bò một nắng nướng: Bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc. Cá anh vũ nướng: Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều. Canh cá lăng: Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon. Canh cà đắng: Người dân tộc Tây Nguyên - Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Món canh cà đắng là đặc sản phổ biến của vùng đất này. Cơm lam Tây Nguyên Gà nướng bản Đôn: Để ăn gà nướng ở Bản Đôn "đúng bài", thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn. Gỏi lá: Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.Lẩu rau rừng: Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng. Măng nướng xào vếch bò: Món vếch xào măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân. Nó có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc. Phở khô Đắc Lắc Rau rừng:Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non đều được hái từ rừng về. Thịt nai khô: Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.
Bò một nắng nướng: Bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Món ăn được làm từ thịt bò tươi, thái thành từng miếng mỏng, ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên có tên gọi là bò một nắng. Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra nướng chín trên bếp than hồng và thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Cá anh vũ nướng: Thịt cá chắc nhưng vẫn mềm mại, trắng và thơm, thường được làm thành vài món là nướng mọi, nướng muối ớt, hấp, nấu lẩu măng chua. Hấp dẫn hơn cả là món chiên giòn với gừng, ban đầu cứ ngỡ là thịt gà nhưng cắn vào thì thơm ngon hơn nhiều.
Canh cá lăng: Cá lăng, một đặc sản mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người Tây Nguyên, là loài cá nước ngọt, thuộc bộ cá da trơn, có nhiều trên sông Sêrêpốk. Cá có vị ngọt, béo, thơm ngon nên đã có mặt trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng, khách sạn và được nhiều thực khách ưa chuộng. Cá lăng dùng để làm chả, cá lăng om chuối, cá lăng hấp, cá lăng xào tỏi hay cá lăng nấu cháo, món nào cũng thơm cũng ngon.
Canh cà đắng: Người dân tộc Tây Nguyên - Đắk Lắk, Đắk Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Món canh cà đắng là đặc sản phổ biến của vùng đất này.
Cơm lam Tây Nguyên
Gà nướng bản Đôn: Để ăn gà nướng ở Bản Đôn "đúng bài", thì phải chấm thịt gà với muối ớt hoặc muối sả. Dù loại muối nào cũng nhất thiết phải giã muối hạt với ớt rừng xanh. Loại ớt này mọc hoang ngoài vườn, ăn giòn thơm rất hấp dẫn.
Gỏi lá: Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản Tây Nguyên. Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Lẩu rau rừng: Món lẩu lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê Đê nơi đây. Có hơn 10 loại lá được dùng để chế biến món ăn này, phần lớn chúng được người dân bản địa phát hiện ra khi đi rừng.
Măng nướng xào vếch bò: Món vếch xào măng nướng chỉ dùng trong bữa ăn sáng, chiều của người dân. Nó có vị hơi đắng nơi đầu lưỡi của vêch bò, sau đó là vị ngọt thanh của măng rừng, vị cay của ớt. Măng có mùi vị rất thơm, không như măng luộc.
Phở khô Đắc Lắc
Rau rừng:Bữa cơm miền cao nguyên Gia Lai bắt đầu bằng món rau xanh luộc. Những đọt lá xanh ngăn ngắt, cứng cáp, tươi non đều được hái từ rừng về.
Thịt nai khô: Thịt nai giờ trở thành món đặc sản chủ yếu của vùng rừng núi Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk vì vùng Tây Bắc giờ rất khó kiếm được. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ ít gân, mỡ màu trắng ngà, mềm hơn cả thịt bê non.