Tất cả các loại rau xanh đều cần được nấu chín. Thực tế, bông cải xanh, hành tây, ớt chuông… chứa nhiều dinh dưỡng hơn khi thưởng thức tươi sống. Với những loại rau này, bạn nên rửa sạch rồi tận dụng làm món salad sẽ tốt hơn. Trong khi đó, cà chua, măng tây, nấm… lại đặc biệt tốt khi nấu chín. Chính vì vậy, đừng áp dụng công thức chung cho tất cả các loại rau. Tùy vào đặc tính từng loại để chế biến thành món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe.
Sơ chế rau quá sớm. Thái rau thành từng đoạn nhỏ song không chế biến ngay dễ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong chúng. Cụ thể, khi thái rau, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh hơn. Một số loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh khiến chúng trở nên héo úa chỉ trong vài tiếng.
Luộc rau quá kỹ. Việc chế biến rau quá kỹ khiến món ăn mất hương vị vốn có, màu sắc nhợt nhạt không đẹp mắt mà còn khiến chúng mất đi lượng dinh dưỡng lớn. Nguyên nhân là lượng vitamin trong rau xanh khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ dàng bị phá hủy.Dùng lửa nhỏ để xào. Khi xào rau, chị em nên duy trì ngọn lửa lớn bởi khi bị om lâu, rau dễ mất đi các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin C và B1.
Cho quá nhiều rau vào chảo. Đôi khi vì quá vội vàng, nhiều người cho lượng lớn rau vào chảo để xào. Thực tế, lượng nguyên liệu quá lớn khiến nhiệt độ trong chảo giảm, phân bố không đều, rau phải om lâu. Điều này hoàn toàn bất lợi bởi các chất dinh dưỡng trong chúng nhanh chóng bay hơi. Thậm chí, nó còn khiến món ăn của bạn khó có thể chín đều.
Luộc tất cả các loại rau với thời gian tương đương nhau. Lỗi này thường gặp ở những người ít đứng bếp hoặc luộc nhiều rau cùng một lúc. Nên nhớ, mỗi loại rau chín ở mức nhiệt riêng. Việc trộn tất cả rồi luộc chung dễ khiến rau bị nhừ, nát trong khi một vài loại lại chưa kịp chín. Trường hợp muốn ăn rau thập cẩm, bạn có thể luộc từng loại rồi trộn với nhau, trình bày trên đĩa.
Gọt hết vỏ rau củ. Nhiều người cho rằng vỏ rau củ là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ vỏ cho an toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Vì vậy, ngoại trừ các loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được. Rau hâm lại nhiều lần. Rau hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin, ăn vào không có lợi, thậm chí còn gây hại.
Tất cả các loại rau xanh đều cần được nấu chín. Thực tế, bông cải xanh, hành tây, ớt chuông… chứa nhiều dinh dưỡng hơn khi thưởng thức tươi sống. Với những loại rau này, bạn nên rửa sạch rồi tận dụng làm món salad sẽ tốt hơn. Trong khi đó, cà chua, măng tây, nấm… lại đặc biệt tốt khi nấu chín. Chính vì vậy, đừng áp dụng công thức chung cho tất cả các loại rau. Tùy vào đặc tính từng loại để chế biến thành món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe.
Sơ chế rau quá sớm. Thái rau thành từng đoạn nhỏ song không chế biến ngay dễ ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng trong chúng. Cụ thể, khi thái rau, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh hơn. Một số loại rau có xu hướng thoát hơi nhanh khiến chúng trở nên héo úa chỉ trong vài tiếng.
Luộc rau quá kỹ. Việc chế biến rau quá kỹ khiến món ăn mất hương vị vốn có, màu sắc nhợt nhạt không đẹp mắt mà còn khiến chúng mất đi lượng dinh dưỡng lớn. Nguyên nhân là lượng vitamin trong rau xanh khi gặp nhiệt độ cao sẽ dễ dàng bị phá hủy.
Dùng lửa nhỏ để xào. Khi xào rau, chị em nên duy trì ngọn lửa lớn bởi khi bị om lâu, rau dễ mất đi các chất dinh dưỡng. Đặc biệt là vitamin C và B1.
Cho quá nhiều rau vào chảo. Đôi khi vì quá vội vàng, nhiều người cho lượng lớn rau vào chảo để xào. Thực tế, lượng nguyên liệu quá lớn khiến nhiệt độ trong chảo giảm, phân bố không đều, rau phải om lâu. Điều này hoàn toàn bất lợi bởi các chất dinh dưỡng trong chúng nhanh chóng bay hơi. Thậm chí, nó còn khiến món ăn của bạn khó có thể chín đều.
Luộc tất cả các loại rau với thời gian tương đương nhau. Lỗi này thường gặp ở những người ít đứng bếp hoặc luộc nhiều rau cùng một lúc. Nên nhớ, mỗi loại rau chín ở mức nhiệt riêng. Việc trộn tất cả rồi luộc chung dễ khiến rau bị nhừ, nát trong khi một vài loại lại chưa kịp chín. Trường hợp muốn ăn rau thập cẩm, bạn có thể luộc từng loại rồi trộn với nhau, trình bày trên đĩa.
Gọt hết vỏ rau củ. Nhiều người cho rằng vỏ rau củ là phần tiếp xúc với đất bẩn, bị phun hóa chất nên gọt bỏ vỏ cho an toàn. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số loại rau củ tươi như bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Vì vậy, ngoại trừ các loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được thì không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Rau hâm lại nhiều lần. Rau hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm mất đi lượng lớn vitamin, ăn vào không có lợi, thậm chí còn gây hại.