Bánh tẻ. Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Nguyên liệu để làm bánh tẻ truyền thống nhân thịt bao gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong (ở Sơn Tây dùng cả lá chuối). Một số địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương. Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ thơm, mềm, dẻo chắc bánh hơn. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh. Bánh khoái tép. Bánh khoái tép là một đặc sản của người Thanh Hóa. Nguyên liệu làm bánh hết sức giản đơn, chỉ gồm gạo tẻ xay ướt, tép tươi loại ngon cùng rau ăn kèm rất lạ là rau cần nước và bắp cải thái sợi. Tép đồng được đảo sơ với hành lá và gia vị cho ngấm, trước khi chế biến cũng đã hơi se vàng là đạt yêu cầu. Rau cần chọn loại cần nước, rửa sạch, bỏ lá nhặt lấy cộng non, cắt đoạn ngắn, rau cải thái mỏng. Phần sơ chế đơn sơ chỉ dừng lại ở đó. Nước chấm chỉ cần nước mắm chanh ớt là đủ vị của món ăn này. Bánh xèo. Bánh xèo có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Nguyên liệu để làm món bánh này là bột gạo tẻ, bột nghệ, nước cốt dừa, đậu xanh, lá hẹ, tôm, thịt ba chỉ, giá đỗ, hành tây, muối, bột ngọt, dầu ăn. Rau sống: cải xanh, kinh giới, diếp cá, tía tô, rau thơm. Bánh đa (bánh tráng). Nước chấm pha chua ngọt (đường, giấm, tỏi, nước mắm…). Bánh xèo ăn bằng cách cuốn với rau bẹ rộng, thêm rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt. Bánh đúc lạc. Bánh đúc đậu phộng chấm tương là món ăn dân dã rất đặc trưng của Việt Nam. Với vị bùi bùi của đậu phộng luộc, vị ngọt của bột gạo ngon và mùi đặc trưng của tương ăn kèm, đây là món ăn vô cùng hấp dẫn chỉ với sự đơn giản của nó. Nguyên liệu để làm món bánh đúc lạc gồm có bột ạo tẻ, nước vôi trong, lạc, phụ gia, tương bần. Bày bánh ra đĩa cùng với tương bần, cho thêm đường và ớt vào tương để món bánh trở nên hấp dẫn hơn. Bánh cuốn. Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo tẻ hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa. Bánh giò. Bánh giò là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối... Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút. Bánh giò là món ăn lành tính, ngon miệng nên bạn có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày.
Bánh tẻ. Bánh tẻ, có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là thứ bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc cho chín. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, ít nhiều khác nhau. Nguyên liệu để làm bánh tẻ truyền thống nhân thịt bao gồm gạo tẻ, thịt lợn vai, mộc nhĩ, lá dong (ở Sơn Tây dùng cả lá chuối). Một số địa phương có thể cho thêm lạc, nấm hương. Bánh được làm từ gạo tám thơm thì sẽ thơm, mềm, dẻo chắc bánh hơn. Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Ở một số nơi thực khách còn dùng thêm món chả gà và một ít dầu cà cuống cho vào nước mắm để tăng thêm hương vị của món bánh.
Bánh khoái tép. Bánh khoái tép là một đặc sản của người Thanh Hóa. Nguyên liệu làm bánh hết sức giản đơn, chỉ gồm gạo tẻ xay ướt, tép tươi loại ngon cùng rau ăn kèm rất lạ là rau cần nước và bắp cải thái sợi. Tép đồng được đảo sơ với hành lá và gia vị cho ngấm, trước khi chế biến cũng đã hơi se vàng là đạt yêu cầu. Rau cần chọn loại cần nước, rửa sạch, bỏ lá nhặt lấy cộng non, cắt đoạn ngắn, rau cải thái mỏng. Phần sơ chế đơn sơ chỉ dừng lại ở đó. Nước chấm chỉ cần nước mắm chanh ớt là đủ vị của món ăn này.
Bánh xèo. Bánh xèo có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Nguyên liệu để làm món bánh này là bột gạo tẻ, bột nghệ, nước cốt dừa, đậu xanh, lá hẹ, tôm, thịt ba chỉ, giá đỗ, hành tây, muối, bột ngọt, dầu ăn. Rau sống: cải xanh, kinh giới, diếp cá, tía tô, rau thơm. Bánh đa (bánh tráng). Nước chấm pha chua ngọt (đường, giấm, tỏi, nước mắm…). Bánh xèo ăn bằng cách cuốn với rau bẹ rộng, thêm rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.
Bánh đúc lạc. Bánh đúc đậu phộng chấm tương là món ăn dân dã rất đặc trưng của Việt Nam. Với vị bùi bùi của đậu phộng luộc, vị ngọt của bột gạo ngon và mùi đặc trưng của tương ăn kèm, đây là món ăn vô cùng hấp dẫn chỉ với sự đơn giản của nó. Nguyên liệu để làm món bánh đúc lạc gồm có bột ạo tẻ, nước vôi trong, lạc, phụ gia, tương bần. Bày bánh ra đĩa cùng với tương bần, cho thêm đường và ớt vào tương để món bánh trở nên hấp dẫn hơn.
Bánh cuốn. Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo tẻ hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa.
Bánh giò. Bánh giò là một loại bánh được làm bằng bột gạo tẻ, thịt nạc vai dùng chế biến nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối... Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút. Bánh giò là món ăn lành tính, ngon miệng nên bạn có thể ăn vào mọi thời điểm trong ngày.