6 đặc sản Đắc Lắc, đầu tiên phải kể đến thịt nai khô. Là một trong những món ăn nhất định bạn phải thử khi đến với núi rừng Đắc Lắc.Thịt nai hấp dẫn bởi có vị ngọt, mềm hơn cả thịt bê non.Gỏi lá. Món gỏi lá đặc sản Tây nguyên và ngon nhất là thưởng thức ở Đắc Lắc.Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có. Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn.Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả.Điều đặc biệt của món đặc sản Đắc Lắc gà nướng sa lửa này thường dùng kẹp tre nướng gà thay vỉ nướng. Bên cạnh đó, gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.Rượu cây. Đây là loại rượu được lấy từ một loài cây đặc biệt về để uống.Cây để lấy rượu, người Xê Đăng gọi là loă tea vea, người Bahnar gọi cây doak, thường mọc rải rác trong những cánh rừng sâu. Cây có hình dáng tương tự cây dừa nhưng thân nhỏ, lá mảnh hơn. Nó như là một đặc ân của đại ngàn nên trở thành của hiếm.Cá bống thác kho riềng. Một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Đắc Lắc là món bống thác kho riềng ngon trứ danh. Loài cá bống này thích nghi với môi trường nước đổ từ trên cao, sống chủ yếu ngay trong dòng thác đổ nên thịt chắc, nhỏ, khi bắt còn nhảy lao xao.Để làm món ăn không khó, cá được làm sạch hết nhớt, cho chút muối ướp cho ngấm. Cá được chiên trong chảo mỡ nóng đến vàng rồi đổ riềng đã giã vào đun sôi. Mùi riềng và cá quyện vào nhau cùng các mùi hành, tiêu, ớt ngấm vào thịt cá, ăn rất tròn vị.Lẩu lá rừng. Món ăn này được gọi là lẩu song lẩu lá rừng tuy nhiên khi ăn nó lại giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.Món "lẩu" lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, "lẩu" lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.
6 đặc sản Đắc Lắc, đầu tiên phải kể đến thịt nai khô. Là một trong những món ăn nhất định bạn phải thử khi đến với núi rừng Đắc Lắc.
Thịt nai hấp dẫn bởi có vị ngọt, mềm hơn cả thịt bê non.
Gỏi lá. Món gỏi lá đặc sản Tây nguyên và ngon nhất là thưởng thức ở Đắc Lắc.
Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây nguyên mới có.
Gà nướng sa lửa là một trong những biến tấu của món gà nướng Bản Đôn.
Nguyên liệu chính là những con gà ta chính hiệu cùng cách chế biến nướng trên lửa than. Khách cũng chấm gà với muối ớt hoặc muối sả.
Điều đặc biệt của món đặc sản Đắc Lắc gà nướng sa lửa này thường dùng kẹp tre nướng gà thay vỉ nướng. Bên cạnh đó, gà không được tẩm ướp hay trước khi nướng. Cách nướng này khiến thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt.
Rượu cây. Đây là loại rượu được lấy từ một loài cây đặc biệt về để uống.
Cây để lấy rượu, người Xê Đăng gọi là loă tea vea, người Bahnar gọi cây doak, thường mọc rải rác trong những cánh rừng sâu. Cây có hình dáng tương tự cây dừa nhưng thân nhỏ, lá mảnh hơn. Nó như là một đặc ân của đại ngàn nên trở thành của hiếm.
Cá bống thác kho riềng. Một món ăn mà bạn không thể bỏ qua khi đến Đắc Lắc là món bống thác kho riềng ngon trứ danh. Loài cá bống này thích nghi với môi trường nước đổ từ trên cao, sống chủ yếu ngay trong dòng thác đổ nên thịt chắc, nhỏ, khi bắt còn nhảy lao xao.
Để làm món ăn không khó, cá được làm sạch hết nhớt, cho chút muối ướp cho ngấm. Cá được chiên trong chảo mỡ nóng đến vàng rồi đổ riềng đã giã vào đun sôi. Mùi riềng và cá quyện vào nhau cùng các mùi hành, tiêu, ớt ngấm vào thịt cá, ăn rất tròn vị.
Lẩu lá rừng. Món ăn này được gọi là lẩu song lẩu lá rừng tuy nhiên khi ăn nó lại giống món canh hơn, với 10 loại lá rừng được chọn lọc nấu cùng tôm khô hoặc thịt các loại.
Món "lẩu" lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê khi phải đối diện với cuộc sống khó khăn. Để có thức ăn hàng ngày, họ đã vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, "lẩu" lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa và du khách.