Sấu dầm. Nguyên liệu chính để làm nên thứ quà này chính là những trái sấu chín vàng, óng ả. Sấu dầm không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn khi gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, dùng đầu dao nhọn khẽ lách để cắt thành hình xoắn ốc sao cho miếng sấu không bị đứt rời ra.
Sức hấp dẫn của sấu chín dầm muối ớt đến từ lớp vỏ ngoài ngấm gia vị song vẫn giữ được cảm giác giòn tan, vị chua, cay, mặn ngọt hài hòa. Càng để lâu lớp vỏ ngấm đường càng mềm và đậm hơn. Xoài dầm. Xoài xanh được chọn để dầm phải là những quả dày cùi song không quá già để tránh bị xơ. Nếu chẳng may chọn phải quả quá non, món dầm có vị chua mà không giòn.
Khi thưởng thức, bạn nhanh chóng bị cuốn hút bởi sự kết hợp hài hòa giữa vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay và giòn tan nơi miệng.Cóc dầm. Mùa thu cũng là lúc cóc dầm “đổ bộ” vào thực đơn của những cô nàng ưa ăn vặt. Để món ăn giòn ngon đúng điệu, chị em cần thao tác ngâm cóc với đường trước rồi mới đến ngâm với muối nhằm tránh miếng có trở nên mềm nhũn, chảy nước, kém giòn.Khi ăn, cóc dầm mang lại cảm giác giòn tan, chua cay, mặn ngọt cùng mùi thơm đặc trưng của cóc và gừng tươi.Ổi dầm xí muội. Để có được đĩa ổi dầm thơm ngon, nên chọn ổi găng không chín quá. Lưu ý, bạn chỉ cần rửa sạch chứ không cần gọt bỏ vỏ ổi bởi như vậy dễ làm giảm mùi thơm. Khi thành phẩm, miếng ổi giòn thấm đẫm vị chua cay mặn ngọt từ xí muội và ớt bột dễ ăn và vô cùng hấp dẫn.Táo mèo dầm. Nên lựa những quả có kích cỡ vừa phải, màu hồng trắng hoặc vàng trong, hơi dẹt; gọt không có cảm giác sít tay thì táo sẽ có vị ngọt, giòn và thơm hơn.Trước khi dầm, nên ngâm táo với chút nước nguội có pha muối để miếng táo giữ được độ trắng, bớt chát. Táo dầm để một ngày là có thể dùng được. Lúc này, người ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt nhẹ, chua chua chát chát kết hợp với vị cay nồng.
Sấu dầm. Nguyên liệu chính để làm nên thứ quà này chính là những trái sấu chín vàng, óng ả. Sấu dầm không quá cầu kì nhưng đòi hỏi sự tỉ mẩn khi gọt sạch lớp vỏ bên ngoài, dùng đầu dao nhọn khẽ lách để cắt thành hình xoắn ốc sao cho miếng sấu không bị đứt rời ra.
Sức hấp dẫn của sấu chín dầm muối ớt đến từ lớp vỏ ngoài ngấm gia vị song vẫn giữ được cảm giác giòn tan, vị chua, cay, mặn ngọt hài hòa. Càng để lâu lớp vỏ ngấm đường càng mềm và đậm hơn.
Xoài dầm. Xoài xanh được chọn để dầm phải là những quả dày cùi song không quá già để tránh bị xơ. Nếu chẳng may chọn phải quả quá non, món dầm có vị chua mà không giòn.
Khi thưởng thức, bạn nhanh chóng bị cuốn hút bởi sự kết hợp hài hòa giữa vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay và giòn tan nơi miệng.
Cóc dầm. Mùa thu cũng là lúc cóc dầm “đổ bộ” vào thực đơn của những cô nàng ưa ăn vặt. Để món ăn giòn ngon đúng điệu, chị em cần thao tác ngâm cóc với đường trước rồi mới đến ngâm với muối nhằm tránh miếng có trở nên mềm nhũn, chảy nước, kém giòn.
Khi ăn, cóc dầm mang lại cảm giác giòn tan, chua cay, mặn ngọt cùng mùi thơm đặc trưng của cóc và gừng tươi.
Ổi dầm xí muội. Để có được đĩa ổi dầm thơm ngon, nên chọn ổi găng không chín quá. Lưu ý, bạn chỉ cần rửa sạch chứ không cần gọt bỏ vỏ ổi bởi như vậy dễ làm giảm mùi thơm.
Khi thành phẩm, miếng ổi giòn thấm đẫm vị chua cay mặn ngọt từ xí muội và ớt bột dễ ăn và vô cùng hấp dẫn.
Táo mèo dầm. Nên lựa những quả có kích cỡ vừa phải, màu hồng trắng hoặc vàng trong, hơi dẹt; gọt không có cảm giác sít tay thì táo sẽ có vị ngọt, giòn và thơm hơn.
Trước khi dầm, nên ngâm táo với chút nước nguội có pha muối để miếng táo giữ được độ trắng, bớt chát. Táo dầm để một ngày là có thể dùng được. Lúc này, người ăn dễ dàng cảm nhận được vị ngọt nhẹ, chua chua chát chát kết hợp với vị cay nồng.