Thắng cố. Thắng cố được chế biến từ lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, toàn bộ nội tạng của trâu, bò và ngựa. Tất cả những nguyên liệu này được cho vào chảo nước đun nhừ, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Với những người lần đầu thưởng thức thắng cố. Họ dễ phải gác đũa bởi sự ngậy béo của mỡ cùng cảm giác sền sệt, dinh dính của phèo phổi, da được nấu nhừ. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy nghèn nghẹn, đăng đắng ở cổ khi vừa ăn mà không bịt mũi. Sầu riêng. Là loại trái cây được trồng khá nhiều vùng đất phương nam. Dù vậy, không riêng gì khách tây, nhiều người dân Việt Nam cũng khó lòng thưởng thức loại đặc sản này bởi chỉ cần đưa đến miệng là buồn nôn, bốc mùi khó ngửi.Thế nhưng, với người “ghiền” thì sầu riêng có vị béo giống bơ và thơm ngọt đặc trưng không loại cây nào có thể sánh bằng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp ăn ngon miệng, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, dù bị “ác cảm” bởi mùi kinh dị, loại quả này vẫn được xếp vào danh sách “vua của các loại trái cây”.
Mắm tôm. Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, muối ăn tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt. Nó cũng là loại nước chấm kèm không thể thiếu trong các món như thịt chó, bún đậu, bún thang...
Dù quen thuộc song nhiều người khó có thể làm quen được với mùi vị đặc trưng cũng như màu sắc kém hấp dẫn của nó. Đặc biệt, nếu tường tận về các công đoạn chế biến, không dễ gì “dụ” họ làm quen với mắm tôm.Thịt thối của đồng bào dân tộc Thái mạn Mường La. Món ăn được chế biến bằng cách xẻ phần ngon nhất của thịt lợn, bò đem phơi nắng. Sau một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại sẽ tiếp tục được tẩm với nước của một loại rau thơm, bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối. Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên thịt dễ phân huỷ. Bọ xít rừng. Không giống với bọ xít nhà, bọ xít rừng hôi hơn nhiều. Để chế biến, người ta ngâm qua với nước gạo pha ớt để khử mùi. Khi chế biến, người làm bếp phải đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Khi thành phẩm, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên người ta phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá".Nậm pịa. Nậm pịa là món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Trong món ăn này “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ. Nậm pịa ăn kèm với thịt luộc, rau bạc hà, rau chuối và chút rượu nồng. Dù kém sắc và sở hữu mùi khó ngửi song những ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi.
Thắng cố. Thắng cố được chế biến từ lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, toàn bộ nội tạng của trâu, bò và ngựa. Tất cả những nguyên liệu này được cho vào chảo nước đun nhừ, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Với những người lần đầu thưởng thức thắng cố. Họ dễ phải gác đũa bởi sự ngậy béo của mỡ cùng cảm giác sền sệt, dinh dính của phèo phổi, da được nấu nhừ. Thậm chí, nhiều người còn cảm thấy nghèn nghẹn, đăng đắng ở cổ khi vừa ăn mà không bịt mũi.
Sầu riêng. Là loại trái cây được trồng khá nhiều vùng đất phương nam. Dù vậy, không riêng gì khách tây, nhiều người dân Việt Nam cũng khó lòng thưởng thức loại đặc sản này bởi chỉ cần đưa đến miệng là buồn nôn, bốc mùi khó ngửi.
Thế nhưng, với người “ghiền” thì sầu riêng có vị béo giống bơ và thơm ngọt đặc trưng không loại cây nào có thể sánh bằng. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều dưỡng chất giúp ăn ngon miệng, tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, dù bị “ác cảm” bởi mùi kinh dị, loại quả này vẫn được xếp vào danh sách “vua của các loại trái cây”.
Mắm tôm. Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, muối ăn tạo nên hương vị đặc trưng riêng biệt. Nó cũng là loại nước chấm kèm không thể thiếu trong các món như thịt chó, bún đậu, bún thang...
Dù quen thuộc song nhiều người khó có thể làm quen được với mùi vị đặc trưng cũng như màu sắc kém hấp dẫn của nó. Đặc biệt, nếu tường tận về các công đoạn chế biến, không dễ gì “dụ” họ làm quen với mắm tôm.
Thịt thối của đồng bào dân tộc Thái mạn Mường La. Món ăn được chế biến bằng cách xẻ phần ngon nhất của thịt lợn, bò đem phơi nắng. Sau một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại sẽ tiếp tục được tẩm với nước của một loại rau thơm, bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối. Thịt được ủ kín, vì không được ướp với nhiều muối nên thịt dễ phân huỷ.
Bọ xít rừng. Không giống với bọ xít nhà, bọ xít rừng hôi hơn nhiều. Để chế biến, người ta ngâm qua với nước gạo pha ớt để khử mùi. Khi chế biến, người làm bếp phải đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Khi thành phẩm, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên người ta phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá".
Nậm pịa. Nậm pịa là món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái vùng Tây Bắc. Trong món ăn này “pịa” là phân non nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già của trâu, bò, dê, được lấy ra rồi nêm gia vị, cho thêm nội tạng các loài vật ăn cỏ bao gồm dạ dày, tiết, lòng, tim gan, phèo phổi thập cẩm phế lù đem ninh nhừ.
Nậm pịa ăn kèm với thịt luộc, rau bạc hà, rau chuối và chút rượu nồng. Dù kém sắc và sở hữu mùi khó ngửi song những ai ăn được nậm pịa sẽ rất thích vì vị đắng dịu nơi cuống lưỡi.