Tạm biệt chứng thèm ăn

Google News

Trong lúc stress là một tác nhân to lớn thì những nguyên nhân khác còn có sự chán nản, nhu cầu được yêu thương, đau buồn thời thơ ấu…

Không thể ngưng lại việc suốt ngày “nhóp nhép” kẹo, bánh và các loại quà vặt khi bạn đang rơi vào stress, buồn chán và ngay cả những thời điểm hạnh phúc?
Có lẽ bạn đang mắc vào căn bệnh mà các nhà nghiên cứu gọi là chứng thèm ăn!

Phương cách đánh bại

1. Suy nghĩ kỹ trước khi ăn: hãy tự hỏi bản thân: Bạn thực sự thèm ăn hay đây chỉ là phản ứng của cơ thể với tình trạng tiêu cực?

2. Đánh lừa não: Uống một ly nước đá đầy và đợi khoảng 15 phút đến khi cơn thèm ăn lắng dịu. Xác định loại thực phẩm bạn đang muốn ăn và nên chọn loại có mức calorie thấp. Nhai một cách từ từ và dành thời gian thưởng thức từng miếng một.

3. Buộc bản thân luôn bận rộn: Cố gắng tập thể dục khoảng 30 phút, ít nhất 5 lần/tuần để đốt hết lượng calorie dư thừa trong cơ thể. Thường ra ngoài hít thở không khí trong lành, tham gia một lớp học nhảy hay tán gẫu cùng bạn bè. Đừng cho phép bản thân có bất kỳ cơ hội nào nằm ì trong phòng.
 

4. Cất giấu thức ăn: Hãy cho vào tủ lạnh thật ít các loại thực phẩm có thể ăn được ngay. Bạn cũng có thể cất trữ chúng ở những nơi khuất tầm nhìn như trên kệ cao và nên chọn thức ăn với số lượng nhỏ, phân thành từng gói một.

5. Tập thói quen ăn uống: Lập một nhật ký hay blog ăn hằng ngày, có nghĩa là bạn nên ghi chú những gì mình ăn hôm nay ra giấy nhằm chặn đứng các cơ hội của cơn thèm ăn.

6. Tập trung khi ăn: Đừng làm bất kỳ việc gì khác trong khi đang nhai nhóp nhép. Điều này sẽ giúp bạn tránh những tình huống mà bạn ăn và mất kiểm soát. Cố tập một thói quen ăn uống ngay tại bàn ăn thay vì ngồi trước tivi hay vừa đứng vừa ăn.

7. Tham gia nhóm hỗ trợ lẫn nhau:  Tìm kiếm những người bạn đang có cùng “sở thích” như mình để chia sẻ cảm giác lẫn nhau. Việc này sẽ giúp bạn vượt qua chứng ăn tạp nhờ sự can thiệp kịp thời của bạn bè.

8. Điều trị:

Nên tìm đến sự tư vấn của một chuyên gia về ăn uống hay nhà tâm lý học vì họ có thể giúp bạn đối phó với chứng bệnh này và xác định rõ nguyên nhân. Liệu pháp tâm lý sẽ được họ ứng dụng và có những chẩn đoán về bệnh liên quan đến thần kinh.

9. Đừng ngăn chặn sự phấn khích:

Đừng bao giờ đè nén chính bản thân mình vì điều này chỉ tạo ra những cảm giác tồi tệ  và kích thích cơn thèm ăn. Bạn sẽ từ từ không chống lại được và cuối cùng sẽ ăn thật nhiều cùng một lúc

Nếu muốn chấm dứt vòng luẩn quẩn của chứng thèm ăn uống, bạn hãy thực hiện những lời khuyên sau:

Lý giải nguyên nhân


Nguyên nhân nào làm cho các bạn gái luôn mắc chứng thèm ăn? Trong lúc stress là một tác nhân to lớn thì những nguyên nhân khác còn có sự chán nản, nhu cầu được yêu thương, những đau buồn thời thơ ấu… Những sự kiện này được các nhà nghiên cứu gọi dưới cái tên Halt – đó là đói (hunger), giận dữ (anger), cô đơn (lonliness) và mệt mỏi (tiredness).

Tất cả những sự việc này bắt đầu từ một phản ứng stress. “Dopamine là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh được sản sinh từ amino acid tyrosine với sự “giúp sức” của các chất dinh dưỡng như folic acid, magnesium và vitamine B12. Một trong những chức năng của nó là giúp loại bỏ chứng thèm khát ăn uống. Do đó, khi mức dopamine trong não giảm xuống, cảm giác buồn nản, cáu gắt và tính khí thất thường xuất hiện, điều này  kéo theo việc bạn ăn nhiều hơn và rất thèm ăn.

Những chất dẫn truyền thần kinh, neuropeptide, các hóc môn khác như  noradrenalin, serotonin, opioids, cortisol và insulin cũng có thể đóng vai trò là những tác nhân bắt cầu do mối liên hệ giữa sự thèm ăn với thói quen ăn uống. Đặc biệt, serotonin có thể điều chỉnh việc ăn và những cảm giác đầy bụng.

Theo Sài gòn tiếp thị
[links()]

Bình luận(0)