Nếu thiếu sắt, thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Ngoài việc bổ sung viên uống vitamin giàu chất sắt, bà bầu nên có chế độ ăn để bổ sung thêm dưỡng chất này vào cơ thể.
Vai trò của sắt trong thời kỳ mang thai
Trong thời kỳ thể tích máu của người mẹ tăng 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin mang ôxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi.
Bà bầu nên ăn nhiều các thực phẩm chứa sắt để bổ sung sắt cho cơ thể
Nếu thiếu sắt, thai nhi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sảy thai, sinh non, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ sau này. Còn người mẹ thì có thể bị thiếu máu, mệt mỏi và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Việc thừa sắt có thể làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi, tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ. Điều này gây cản trở quá trình tạo máu bình thường của thai nhi, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ. Người mẹ có thể có các biểu hiện như tiêu chảy, đi tiểu ra máu, buồn nôn, đau bụng… Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 60 phút sau khi dùng sắt quá liều. Cần phải đi khám ngay, không được chờ đợi bệnh tự thuyên giảm.
Vậy bổ sung sắt như thế nào cho hiệu quả? Đây là là điều đơn giản nhưng không phải thai phụ nào cũng biết.
Trước khi mang thai, cơ thể bạn cần 15milligrams (mg) sắt mỗi ngày. Đây là một lượng vi chất không nhỏ và nhiều người thường không đáp ứng đủ lượng sắt cho cơ thể như khuyến nghị.
Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi (30mg/ngày). Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
Bạn có thể uống viên sắt khoảng 1-2 giờ đồng hồ sau bữa sáng, bữa trưa hoặc bữa tối. Vì chất sắt sẽ được cơ thể hấp thu tốt nhất khi dạ dày trống rỗng; tuy nhiên, khi mang thai, bạn không nên đợi đến khi bị đói thì mới uống sắt hoặc canxi. Nó sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Thịt bò rất giàu sắt
Uống viên sắt có thể gây chứng táo bón khi mang thai. Do đó, bạn nên tăng cường rau xanh, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày. Nếu chứng táo bón có dấu hiệu trầm trọng, bạn nên trao đổi với bác sĩ để chọn cách bổ sung sắt hợp lý.
Thực phẩm bổ sung chất sắt cho bà bầu
Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt là tốt nhất. Sắt có nhiều trong thức ăn. Thuốc chứa sắt lại rẻ tiền, nhưng do chưa biết rõ sự hấp thu sắt, ăn và dùng thuốc đúng cách nên bệnh thiếu máu do thiếu sắt vẫn khá phổ biến ở người mang thai, trẻ em.
Ngoài việc bổ sung viên uống vitamin giàu chất sắt, bà bầu cần có chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng để bổ sung thêm dưỡng chất này vào cơ thể. Dưới đây là những loại thực phẩm giàu sắt, bạn nên bổ sung vào mỗi bữa ăn hàng ngày:
Các loại đỗ
Đỗ đỏ, đỗ đen… đều rất giàu sắt nhưng đỗ xanh dồi dào sắt hơn cả. Nửa bát đỗ xanh chứa khoảng 4mg sắt. Ngoài ra, đỗ xanh còn giàu kali, giúp cân bằng các chất điện giải trong cơ thể.
Thịt bò, thịt nạc
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.
Lòng đỏ trứng gà
Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.
Ngũ cốc
Nếu bạn muốn một bữa ăn nhẹ giàu sắt, đừng bỏ qua những loại ngũ cốc được bổ sung sắt. Lượng sắt trong ngũ cốc khác nhau tùy nhãn hiệu nhưng một phần ngũ cốc chứa tới 21mg sắt.
Ngoài ra, ngũ cốc bổ sung sắt thường có thêm canxi, axit folic, rất thích hợp ngay cả với những người chuẩn bị mang thai.
Nho
Theo Đông y, nho giúp bổ khí, tăng cường thể lực và bổ máu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu cho cơ thể người già, phụ nữ mang thai, và những người thường xuyên mệt mỏi do thiếu máu.
Khoai tây
Khoai tây không chứa chất béo, cholesterol; nhưng giàu kali, vitamin C và vitamin B6 – rất tốt cho người ăn kiêng. Một củ khoai tây cỡ vừa chứa 2.7mg sắt.