Nhận định trên được chuyên gia Stephane Droupy đến từ Đại học Nimes (Pháp) đưa ra trong buổi họp Hội nghị Ung thư Phổi châu Âu (ELCC) vừa qua.
Các nhà nghiên cứu ước tính những người có dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục chiếm từ 40 đến 100% các trường hợp từng trải qua điều trị ung thư phổi. Nói về nhận định trên, Stephane cho biết: “Đây là vấn đề nhạy cảm và chúng ta thường cố gắng né tránh. Nhóm nghiên cứu vẫn cần phải thực hiện nghiên cứu trên diện rộng để đưa ra các giải pháp giúp đỡ họ. Chúng tôi hy vọng thảo luận vấn đề này và cùng tìm ra những hướng đi mới”.Đối với các dạng ung thư khác, bệnh nhân có thể chịu sự tác động từ chính căn bệnh hoặc do quá trình phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị dẫn đến giảm ham muốn tình dục, thay đổi hình dạng cơ thể và mệt mỏi.Trong khi đó, ung thư phổi thường bắt nguồn từ thói quen hút thuốc nên bệnh nhân còn cảm thấy dằn vặt nặng nề về hành động của mình trong quá khứ.Các chuyên gia khuyên bệnh nhân không cần thiết phải giữ nó làm tâm sự riêng mà hãy trao đổi cụ thể với người bạn đời để có được sự cảm thông và chia sẻ.
Những lúc này, nếu là đối tác của bệnh nhân ung thư phổi, bạn cần chia sẻ để cùng họ vượt qua bệnh hiểm nghèo và dành cho họ một tình cảm thực sự. Điều này góp phần giúp họ sớm vượt qua mặc cảm nhanh hơn.
Một điều cần lưu ý là bệnh nhân cần phải để vết mổ liền hẳn thì sinh hoạt tình dục mới an toàn, nhất là khi mổ vùng bụng và tiểu khung (thường phải sau 3 tháng).
Ung thư phổi là sự phát triển bất thường của tế bào trong các mô phổi. Sự xuất hiện của khối u gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của phổi, ngăn không cho nó thực hiện nhiệm vụ chính là cung cấp oxy máu với phần còn lại của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư phổi gây ra gần 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm. Hai dạng chính của bệnh gồm ung thư biểu mô tế bào nhỏ phổi (SCLC) và không tế bào nhỏ ung thư phổi (NSCLC).
Không giống các dạng ung thư khác tỷ lệ sống sót đang ngày càng được cải thiện, ung thư phổi vẫn là “kẻ giết người thầm lặng” và khả năng sống sót sau khi phát hiện bệnh thường khá thấp.
Nhận định trên được chuyên gia Stephane Droupy đến từ Đại học Nimes (Pháp) đưa ra trong buổi họp Hội nghị Ung thư Phổi châu Âu (ELCC) vừa qua.
Các nhà nghiên cứu ước tính những người có dấu hiệu rối loạn chức năng tình dục chiếm từ 40 đến 100% các trường hợp từng trải qua điều trị ung thư phổi.
Nói về nhận định trên, Stephane cho biết: “Đây là vấn đề nhạy cảm và chúng ta thường cố gắng né tránh. Nhóm nghiên cứu vẫn cần phải thực hiện nghiên cứu trên diện rộng để đưa ra các giải pháp giúp đỡ họ. Chúng tôi hy vọng thảo luận vấn đề này và cùng tìm ra những hướng đi mới”.
Đối với các dạng ung thư khác, bệnh nhân có thể chịu sự tác động từ chính căn bệnh hoặc do quá trình phẫu thuật, xạ trị hoặc hóa trị dẫn đến giảm ham muốn tình dục, thay đổi hình dạng cơ thể và mệt mỏi.
Trong khi đó, ung thư phổi thường bắt nguồn từ thói quen hút thuốc nên bệnh nhân còn cảm thấy dằn vặt nặng nề về hành động của mình trong quá khứ.
Các chuyên gia khuyên bệnh nhân không cần thiết phải giữ nó làm tâm sự riêng mà hãy trao đổi cụ thể với người bạn đời để có được sự cảm thông và chia sẻ.
Những lúc này, nếu là đối tác của bệnh nhân ung thư phổi, bạn cần chia sẻ để cùng họ vượt qua bệnh hiểm nghèo và dành cho họ một tình cảm thực sự. Điều này góp phần giúp họ sớm vượt qua mặc cảm nhanh hơn.
Một điều cần lưu ý là bệnh nhân cần phải để vết mổ liền hẳn thì sinh hoạt tình dục mới an toàn, nhất là khi mổ vùng bụng và tiểu khung (thường phải sau 3 tháng).
Ung thư phổi là sự phát triển bất thường của tế bào trong các mô phổi. Sự xuất hiện của khối u gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của phổi, ngăn không cho nó thực hiện nhiệm vụ chính là cung cấp oxy máu với phần còn lại của cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư phổi gây ra gần 1,4 triệu ca tử vong mỗi năm. Hai dạng chính của bệnh gồm ung thư biểu mô tế bào nhỏ phổi (SCLC) và không tế bào nhỏ ung thư phổi (NSCLC).
Không giống các dạng ung thư khác tỷ lệ sống sót đang ngày càng được cải thiện, ung thư phổi vẫn là “kẻ giết người thầm lặng” và khả năng sống sót sau khi phát hiện bệnh thường khá thấp.