1. Dự định tương lai: Trước tiên, bạn cần lấy một mẩu giấy liệt kê mọi thứ mà cả hai người muốn làm cùng nhau trong tương lai. Nó có thể là bất cứ điều gì: đám cưới của bạn, dự định mua nhà và con cái, đi du lịch...Việc bàn bạc với nhau về các dự định trong tương lại sẽ giúp hai bạn hiểu nhau hơn và phát triển mối quan hệ tốt hơn trước khi kết hôn.2. "Ngôn ngữ" của tình yêu: Mỗi cặp đôi đều có những ngôn ngữ tình yêu riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn có 5 quy tắc về ngôn ngữ tình yêu mà hai bạn cần biết: phục vụ, chấp nhận, thời gian chất lượng, những món quà và sự va chạm vật lí. Chỉ cần nắm được danh sách này, bạn có thể bắt đầu thiết lập mục tiêu để làm hài lòng nửa kia của mình.3. Các vấn đề thách thức và bất đồng: Đây là điều khó tránh khỏi trong các mối quan hệ. Tuy nhiên thay vì tranh cãi, bạn cần phân tích quan điểm của đối phương ngay cả khi họ bất đồng với bạn. Hãy thiết lập “quy tắc xung đột” để ngăn ngừa những cuộc cãi vã nghiêm trọng. Bạn có thể “hạ hỏa” bằng cách thử một món ăn, đi đến phòng khác, hoặc vẽ ra cảm xúc của mình.4. Niềm tin và sự ghen tuông: Nhiều người hay thắc mắc rằng liệu niềm tin có thật sự tồn tại? Sự thật là có nhưng nếu trong lòng bạn lúc nào cũng hoài nghi và dùng sự ghen tuông để đối đãi với người bạn đời của mình, thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Hãy tin tưởng đối phương, cũng như là tin vào bản thân mình.5. Ưu tiên, truyền thống và tôn giáo: Các chuyên gia nói rằng các xung đột tôn giáo và truyền thống trong một gia đình thường bắt đầu sau khi sinh con. Cả hai cha mẹ đều muốn tạo cho con mình nền tảng văn hoá mà họ cho là tốt nhất. Bối cảnh này có thể khác nhau đối với người cha và người mẹ, vì thế nên lập một kế hoạch, mục đích chính là sự hài hòa và tương lai của đứa trẻ.6. Nhu cầu chăn gối: Rõ ràng khi hai bạn về chung sống với nhau, thì chuyện ấy cũng thường tình như chuyện ăn uống và mua sắm vậy. Nghĩa là các bạn cũng có nhu cầu muốn tìm hiểu về nhu cầu chăn gối của đối phương, đồng thời cũng muốn đối phương lắng nghe và chiều chuộng mình. Vậy nên hãy cùng nhau trao đổi hay có những tìm hiểm về chuyện đó.7. Tài chính: Những người hẹn hò thường không quá để tâm đến chuyện tiền nong. Tuy nhiên sau khi kết hôn, vấn đề tài chính có thể sẽ không giống như lúc còn đang yêu nữa. Hai bạn nên thống nhất về tài khoản chung dùng để chi trả những khoản chi trong gia đình, tiền dự phòng, tiền cho con cái, tiền cho bố mẹ hai bên... để tránh những tranh cãi trong đời sống hôn nhân.8. Cha mẹ, con cái và vật nuôi: Đây là những câu hỏi cần được thảo luận trước khi cưới: - Anh/em muốn sinh bao nhiêu đứa con? Khi nào có con là hợp lí nhất? - Chúng ta sẽ sống cùng bố mẹ hay sống riêng? Anh/em có thích nuôi chó hoặc mèo không? Bao nhiêu con là thích hợp? Bạn và người ấy cần làm rõ những điều này trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.9. Ưu điểm và nhược điểm: Đôi khi phải mất nhiều năm mới có thể hiểu rõ về những điểm yếu của một người bạn đời nhưng có một số cặp vợ chồng lại biết tất cả về nhau kể từ khi bắt đầu mối quan hệ. Đây thực sự là một dấu hiệu tốt hơn cả. Khi biết rõ về điểm mạnh và điểm yếu của nhau, chúng ta học cách chấp nhận và sẽ không cảm thấy quá thất vọng về nhau sau khi kết hôn.10. Sở thích và không gian cá nhân: Hãy làm rõ vấn đề này trước khi hai người xác định sẽ về chung một nhà, nhất là đối với những cặp đôi có một trong hai (hoặc cả hai người) tham gia vào một lĩnh vực nghệ thuật nào đó. Việc trao đổi trước với đối phương sẽ giúp bạn chắc chắn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ người ấy cho việc theo đuổi đam mê của mình.
1. Dự định tương lai: Trước tiên, bạn cần lấy một mẩu giấy liệt kê mọi thứ mà cả hai người muốn làm cùng nhau trong tương lai. Nó có thể là bất cứ điều gì: đám cưới của bạn, dự định mua nhà và con cái, đi du lịch...Việc bàn bạc với nhau về các dự định trong tương lại sẽ giúp hai bạn hiểu nhau hơn và phát triển mối quan hệ tốt hơn trước khi kết hôn.
2. "Ngôn ngữ" của tình yêu: Mỗi cặp đôi đều có những ngôn ngữ tình yêu riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn có 5 quy tắc về ngôn ngữ tình yêu mà hai bạn cần biết: phục vụ, chấp nhận, thời gian chất lượng, những món quà và sự va chạm vật lí. Chỉ cần nắm được danh sách này, bạn có thể bắt đầu thiết lập mục tiêu để làm hài lòng nửa kia của mình.
3. Các vấn đề thách thức và bất đồng: Đây là điều khó tránh khỏi trong các mối quan hệ. Tuy nhiên thay vì tranh cãi, bạn cần phân tích quan điểm của đối phương ngay cả khi họ bất đồng với bạn. Hãy thiết lập “quy tắc xung đột” để ngăn ngừa những cuộc cãi vã nghiêm trọng. Bạn có thể “hạ hỏa” bằng cách thử một món ăn, đi đến phòng khác, hoặc vẽ ra cảm xúc của mình.
4. Niềm tin và sự ghen tuông: Nhiều người hay thắc mắc rằng liệu niềm tin có thật sự tồn tại? Sự thật là có nhưng nếu trong lòng bạn lúc nào cũng hoài nghi và dùng sự ghen tuông để đối đãi với người bạn đời của mình, thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc. Hãy tin tưởng đối phương, cũng như là tin vào bản thân mình.
5. Ưu tiên, truyền thống và tôn giáo: Các chuyên gia nói rằng các xung đột tôn giáo và truyền thống trong một gia đình thường bắt đầu sau khi sinh con. Cả hai cha mẹ đều muốn tạo cho con mình nền tảng văn hoá mà họ cho là tốt nhất. Bối cảnh này có thể khác nhau đối với người cha và người mẹ, vì thế nên lập một kế hoạch, mục đích chính là sự hài hòa và tương lai của đứa trẻ.
6. Nhu cầu chăn gối: Rõ ràng khi hai bạn về chung sống với nhau, thì chuyện ấy cũng thường tình như chuyện ăn uống và mua sắm vậy. Nghĩa là các bạn cũng có nhu cầu muốn tìm hiểu về nhu cầu chăn gối của đối phương, đồng thời cũng muốn đối phương lắng nghe và chiều chuộng mình. Vậy nên hãy cùng nhau trao đổi hay có những tìm hiểm về chuyện đó.
7. Tài chính: Những người hẹn hò thường không quá để tâm đến chuyện tiền nong. Tuy nhiên sau khi kết hôn, vấn đề tài chính có thể sẽ không giống như lúc còn đang yêu nữa. Hai bạn nên thống nhất về tài khoản chung dùng để chi trả những khoản chi trong gia đình, tiền dự phòng, tiền cho con cái, tiền cho bố mẹ hai bên... để tránh những tranh cãi trong đời sống hôn nhân.
8. Cha mẹ, con cái và vật nuôi: Đây là những câu hỏi cần được thảo luận trước khi cưới: - Anh/em muốn sinh bao nhiêu đứa con? Khi nào có con là hợp lí nhất? - Chúng ta sẽ sống cùng bố mẹ hay sống riêng? Anh/em có thích nuôi chó hoặc mèo không? Bao nhiêu con là thích hợp? Bạn và người ấy cần làm rõ những điều này trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
9. Ưu điểm và nhược điểm: Đôi khi phải mất nhiều năm mới có thể hiểu rõ về những điểm yếu của một người bạn đời nhưng có một số cặp vợ chồng lại biết tất cả về nhau kể từ khi bắt đầu mối quan hệ. Đây thực sự là một dấu hiệu tốt hơn cả. Khi biết rõ về điểm mạnh và điểm yếu của nhau, chúng ta học cách chấp nhận và sẽ không cảm thấy quá thất vọng về nhau sau khi kết hôn.
10. Sở thích và không gian cá nhân: Hãy làm rõ vấn đề này trước khi hai người xác định sẽ về chung một nhà, nhất là đối với những cặp đôi có một trong hai (hoặc cả hai người) tham gia vào một lĩnh vực nghệ thuật nào đó. Việc trao đổi trước với đối phương sẽ giúp bạn chắc chắn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn từ người ấy cho việc theo đuổi đam mê của mình.