Nhờ phụ huynh ra tay. Muốn chấm dứt mối tình đã đến hồi chê chán, nhiều anh chàng không muốn nói thẳng vì sợ mang tiếng bạc tình, bèn tìm người khác chịu trách nhiệm thay cho mình. Và phụ huynh là một đối tượng được nhằm đến. Một ngày nọ, cô gái bỗng thấy bố mẹ bạn trai đến gặp, yêu cầu cô buông tha cho quý tử của mình. Tin tưởng con trai, nhiều bậc phụ huynh nghĩ mình đang giúp con thoát khỏi một cô gái kém ngoan, mà không biết đã trở thành công cụ cho cậu ấm vừa hèn vừa mưu mô. Bỏ rơi cho đối phương phát nản. Cũng vì tránh bị dán nhãn Sở Khanh, nhiều chàng trai thay vì say goodbye với bạn gái, đã cố gắng làm cho nàng chịu không nổi mà phải tự nói chia tay. Chàng thay thế sự quan tâm, cử chỉ thương yêu bằng sự thờ ơ lạnh nhạt kéo dài. Sau một thời gian bị bỏ mặc, cô gái hết hy vọng, và quá mệt mỏi, đành nói lời chấm dứt mối quan hệ, và thế là anh bạn của cô đã đạt được mục đích." Rút quân" trong im lặng: Đây cũng là “binh pháp” của những anh chàng không dám đối diện với sự trách móc của bạn gái, không dám làm dám chịu. Họ không nói lời chia tay, chỉ là tránh hẹn hò, không đến nhà bạn gái, và trốn khi nàng tìm đến... Bằng cách này, anh chàng hy vọng cô gái đến một ngày nào đó sẽ tự hiểu là tình yêu giữa hai người đã chấm dứt và không làm phiền mình nữa. Bỗng dưng mất tích: Một ngày đẹp trời, cô gái bỗng nhận ra chàng bạch mã hoàng tử của mình “không cánh mà bay”, biết rằng anh ta mất tích thực sự chứ không phải có việc ít ngày và điện thoại hết pin như cô đã nghĩ khi không liên lạc được. Điện thoại mất tín hiệu, FB bị chặn, email không hồi âm, chỗ ở thay đổi..., một con người bằng xương bằng thịt cứ như bốc hơi khỏi mặt đất. Cô gái cứ ôm niềm khắc khoải mãi, lo lắng cho sự an nguy của chàng rất lâu trước khi chấp nhận sự thật là mình đã bị bỏ rơi. Dứt tình bằng tin nhắn: Trong trường hợp này, anh con trai có nói lời chia tay chứ chẳng phải không, có điều không phải mặt đối mặt, nhìn vào mắt nhau giã từ mà mượn sức của công nghệ. Chỉ bằng một tin nhắn “Mình chia tay nhé”, hay “Anh xin lỗi, ta nên dừng ở đây”... nhẹ tựa lông hồng, kẻ rũ tình đã trút bỏ được mối tình sâu nặng cùng cảm giác cắn rứt lương tâm. “Dẫu sao mình cũng đã nói, thế là quân tử lắm rồi”, anh chàng tự nhủ. Chia tay bằng điện thoại: Những anh chàng dùng điện thoại để chấm dứt một mối tình khi ngọn lửa yêu đương đã tắt ngấm tự biện minh rằng, đó là cách để tránh khó xử, khi hai người vẫn có thể trao đổi mọi chuyện mà không phải nhìn thấy đối phương lạnh lẽo hay đau khổ, rằng anh ta quá mềm yếu để chứng kiến nước mắt của con gái. Thế nhưng sự thực vẫn là: anh chàng muốn có một “buổi tổng kết” nhanh gọn, có thể chủ động cúp điện thoại bất cứ lúc nào nếu đối phương năn nỉ ỉ ôi, hoặc trách hờn chửi mắng. Tóm lại, anh chàng muốn bỏ người yêu nhưng vẫn giữ được tâm trạng tươi vui. Thay đổi trạng thái quan hệ trên Facebook: Thời của mạng xã hội, có một kiểu chia tay nhanh gọn phũ phàng mà không ít A-đam thời @ áp dụng, đó là chẳng nói chẳng rằng, đột nhiên thay đổi trạng thái quan hệ với bạn gái mình trên Facebook, hủy bỏ trạng thái hẹn hò công khai từ trước đến nay. Tệ hơn, bạn gái (từ lúc này đã là bạn gái cũ) của những anh chàng này một sáng mở FB ra chẳng những thấy người yêu mình đã hủy bỏ hẹn hò, mà còn chặn mình vào FB của chàng (chắc là để tránh bị hỏi han, kêu gào, trách móc). Có anh chàng tốc độ hơn, vẫn công khai trạng thái hẹn hò nhưng thay tên người con gái khác. Đóng vai kẻ trơ tráo, xấu xa. Một số anh chàng biết bạn gái yêu mình quá, không thể chia tay dễ dàng, lại sợ bị các “thế lực” khác can thiệp nên đã áp dụng “khổ nhục kế”. Chàng ta cư xử tệ bạc, tàn nhẫn với bạn gái, tỏ ra mình vô cùng trơ tráo, xấu xa... để cho bạn gái bỏ của chạy lấy người. Biện minh cho hành động của mình, những anh chàng này thường nói, họ chấp nhận hy sinh hình ảnh, đóng vai kẻ xấu để bạn gái rời bỏ mình, tìm hạnh phúc mới kẻo phí hoài tuổi xuân. Họ nghĩ mình khá cao thượng, nhưng phụ nữ thì gọi họ là gã hèn, và không phải họ đang đóng vai kẻ xấu vì họ chính là như thế. Dùng hình nhân thế mạng: Để khỏi gặp rắc rối với cô bạn gái mà mình đã không còn chút mê say nào, nhiều chàng trai chọn cách tuyên bố dứt tình vô cùng phũ phàng, nhằm đảm bảo hiệu quả tuyệt đối mà không cần ấp úng nói lời giã từ rồi mất công từ chối sự níu kéo. Họ dùng một cô gái nào đó để gửi đến người yêu một thông điệp: “Tôi đã có người khác rồi, nên phải chấm dứt với cô”. Thường thì lòng tự trọng sẽ khiến cô gái ngậm đắng nuốt cay mà cố quên kẻ bạc tình. Với cô gái ghê gớm hơn, không dễ dàng chấp nhận, bạn trai đã đổi dạ của cô có thể không hề ra mặt, mà cử cô gái “thế mạng” kia đến để cánh đàn bà tự giải quyết với nhau. Tuyên bố chia tay bằng thiệp mời cưới: Một số cô gái không hề biết mình bị bỏ rơi, chỉ nghĩ rằng vì hoàn cảnh, vì công việc hay gì đó mà phải chấp nhận xa nhau một thời gian, hoặc không gặp nhau hay liên lạc thường xuyên được. Tuy cũng cảm nhận thấy tình cảm không được mặn nồng như trước, nhưng ít cô gái nào dám nghĩ rằng tất cả đã chấm dứt... ... cho đến một ngày cô nhận được thiệp mời cưới mà chú rể chính là đương kim người yêu của mình. Anh chàng không muốn “hai mặt một lời” nên đã lặng lẽ cuốn gói cho đến khi có thể dùng tấm thiệp như một tờ thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đã đến nước này rồi thì dù muốn dù không cũng chẳng thể níu kéo. “Có yêu thì nói rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong”. Các chàng có vô số lý do để biện minh cho cách chia tay quá đáng của mình. Nhưng chỉ để tránh một cuộc đối mặt mà họ chấp nhận hủy hoại thanh danh mình trong mắt bạn gái, và khiến cô ấy chịu nỗi đau nhân đôi: bị phụ tình và yêu nhầm kẻ hèn nhát, liệu có đáng không?
Nhờ phụ huynh ra tay. Muốn chấm dứt mối tình đã đến hồi chê chán, nhiều anh chàng không muốn nói thẳng vì sợ mang tiếng bạc tình, bèn tìm người khác chịu trách nhiệm thay cho mình. Và phụ huynh là một đối tượng được nhằm đến.
Một ngày nọ, cô gái bỗng thấy bố mẹ bạn trai đến gặp, yêu cầu cô buông tha cho quý tử của mình. Tin tưởng con trai, nhiều bậc phụ huynh nghĩ mình đang giúp con thoát khỏi một cô gái kém ngoan, mà không biết đã trở thành công cụ cho cậu ấm vừa hèn vừa mưu mô.
Bỏ rơi cho đối phương phát nản. Cũng vì tránh bị dán nhãn Sở Khanh, nhiều chàng trai thay vì say goodbye với bạn gái, đã cố gắng làm cho nàng chịu không nổi mà phải tự nói chia tay. Chàng thay thế sự quan tâm, cử chỉ thương yêu bằng sự thờ ơ lạnh nhạt kéo dài.
Sau một thời gian bị bỏ mặc, cô gái hết hy vọng, và quá mệt mỏi, đành nói lời chấm dứt mối quan hệ, và thế là anh bạn của cô đã đạt được mục đích.
" Rút quân" trong im lặng: Đây cũng là “binh pháp” của những anh chàng không dám đối diện với sự trách móc của bạn gái, không dám làm dám chịu. Họ không nói lời chia tay, chỉ là tránh hẹn hò, không đến nhà bạn gái, và trốn khi nàng tìm đến... Bằng cách này, anh chàng hy vọng cô gái đến một ngày nào đó sẽ tự hiểu là tình yêu giữa hai người đã chấm dứt và không làm phiền mình nữa.
Bỗng dưng mất tích: Một ngày đẹp trời, cô gái bỗng nhận ra chàng bạch mã hoàng tử của mình “không cánh mà bay”, biết rằng anh ta mất tích thực sự chứ không phải có việc ít ngày và điện thoại hết pin như cô đã nghĩ khi không liên lạc được.
Điện thoại mất tín hiệu, FB bị chặn, email không hồi âm, chỗ ở thay đổi..., một con người bằng xương bằng thịt cứ như bốc hơi khỏi mặt đất. Cô gái cứ ôm niềm khắc khoải mãi, lo lắng cho sự an nguy của chàng rất lâu trước khi chấp nhận sự thật là mình đã bị bỏ rơi.
Dứt tình bằng tin nhắn: Trong trường hợp này, anh con trai có nói lời chia tay chứ chẳng phải không, có điều không phải mặt đối mặt, nhìn vào mắt nhau giã từ mà mượn sức của công nghệ.
Chỉ bằng một tin nhắn “Mình chia tay nhé”, hay “Anh xin lỗi, ta nên dừng ở đây”... nhẹ tựa lông hồng, kẻ rũ tình đã trút bỏ được mối tình sâu nặng cùng cảm giác cắn rứt lương tâm. “Dẫu sao mình cũng đã nói, thế là quân tử lắm rồi”, anh chàng tự nhủ.
Chia tay bằng điện thoại: Những anh chàng dùng điện thoại để chấm dứt một mối tình khi ngọn lửa yêu đương đã tắt ngấm tự biện minh rằng, đó là cách để tránh khó xử, khi hai người vẫn có thể trao đổi mọi chuyện mà không phải nhìn thấy đối phương lạnh lẽo hay đau khổ, rằng anh ta quá mềm yếu để chứng kiến nước mắt của con gái.
Thế nhưng sự thực vẫn là: anh chàng muốn có một “buổi tổng kết” nhanh gọn, có thể chủ động cúp điện thoại bất cứ lúc nào nếu đối phương năn nỉ ỉ ôi, hoặc trách hờn chửi mắng. Tóm lại, anh chàng muốn bỏ người yêu nhưng vẫn giữ được tâm trạng tươi vui.
Thay đổi trạng thái quan hệ trên Facebook: Thời của mạng xã hội, có một kiểu chia tay nhanh gọn phũ phàng mà không ít A-đam thời @ áp dụng, đó là chẳng nói chẳng rằng, đột nhiên thay đổi trạng thái quan hệ với bạn gái mình trên Facebook, hủy bỏ trạng thái hẹn hò công khai từ trước đến nay.
Tệ hơn, bạn gái (từ lúc này đã là bạn gái cũ) của những anh chàng này một sáng mở FB ra chẳng những thấy người yêu mình đã hủy bỏ hẹn hò, mà còn chặn mình vào FB của chàng (chắc là để tránh bị hỏi han, kêu gào, trách móc). Có anh chàng tốc độ hơn, vẫn công khai trạng thái hẹn hò nhưng thay tên người con gái khác.
Đóng vai kẻ trơ tráo, xấu xa. Một số anh chàng biết bạn gái yêu mình quá, không thể chia tay dễ dàng, lại sợ bị các “thế lực” khác can thiệp nên đã áp dụng “khổ nhục kế”. Chàng ta cư xử tệ bạc, tàn nhẫn với bạn gái, tỏ ra mình vô cùng trơ tráo, xấu xa... để cho bạn gái bỏ của chạy lấy người.
Biện minh cho hành động của mình, những anh chàng này thường nói, họ chấp nhận hy sinh hình ảnh, đóng vai kẻ xấu để bạn gái rời bỏ mình, tìm hạnh phúc mới kẻo phí hoài tuổi xuân. Họ nghĩ mình khá cao thượng, nhưng phụ nữ thì gọi họ là gã hèn, và không phải họ đang đóng vai kẻ xấu vì họ chính là như thế.
Dùng hình nhân thế mạng: Để khỏi gặp rắc rối với cô bạn gái mà mình đã không còn chút mê say nào, nhiều chàng trai chọn cách tuyên bố dứt tình vô cùng phũ phàng, nhằm đảm bảo hiệu quả tuyệt đối mà không cần ấp úng nói lời giã từ rồi mất công từ chối sự níu kéo.
Họ dùng một cô gái nào đó để gửi đến người yêu một thông điệp: “Tôi đã có người khác rồi, nên phải chấm dứt với cô”. Thường thì lòng tự trọng sẽ khiến cô gái ngậm đắng nuốt cay mà cố quên kẻ bạc tình. Với cô gái ghê gớm hơn, không dễ dàng chấp nhận, bạn trai đã đổi dạ của cô có thể không hề ra mặt, mà cử cô gái “thế mạng” kia đến để cánh đàn bà tự giải quyết với nhau.
Tuyên bố chia tay bằng thiệp mời cưới: Một số cô gái không hề biết mình bị bỏ rơi, chỉ nghĩ rằng vì hoàn cảnh, vì công việc hay gì đó mà phải chấp nhận xa nhau một thời gian, hoặc không gặp nhau hay liên lạc thường xuyên được. Tuy cũng cảm nhận thấy tình cảm không được mặn nồng như trước, nhưng ít cô gái nào dám nghĩ rằng tất cả đã chấm dứt...
... cho đến một ngày cô nhận được thiệp mời cưới mà chú rể chính là đương kim người yêu của mình. Anh chàng không muốn “hai mặt một lời” nên đã lặng lẽ cuốn gói cho đến khi có thể dùng tấm thiệp như một tờ thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đã đến nước này rồi thì dù muốn dù không cũng chẳng thể níu kéo.
“Có yêu thì nói rằng yêu, không yêu thì nói một điều cho xong”. Các chàng có vô số lý do để biện minh cho cách chia tay quá đáng của mình. Nhưng chỉ để tránh một cuộc đối mặt mà họ chấp nhận hủy hoại thanh danh mình trong mắt bạn gái, và khiến cô ấy chịu nỗi đau nhân đôi: bị phụ tình và yêu nhầm kẻ hèn nhát, liệu có đáng không?