Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc do Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài (ODA) tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, được thực hiện trên địa bàn 7 địa phương của Vĩnh Phúc gồm các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên, và TP Vĩnh Yên.Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4.815,8 tỷ đồng, tương đương 220 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 150 triệu USD và nguồn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 70 triệu USD. Trong ảnh là vị trí sụt lún trên tuyến kênh hút dẫn đến trạm bơm Nguyệt Đức.Dự án trên được kỳ vọng sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành dự án sẽ góp phần tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ; tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và điều hòa cho sông Phan, sông Cà Lồ.Trong ảnh là vết nứt trên được chống đỡ bởi 1 trụ sắt hàn tạm bợ vào 2 bên bờ kè miêng cống không bị sập xuống nước. Đồng thời, cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hòa, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.Ngày 15/8, tình trạng sạt lở, nứt gãy xuất hiện tại một số điểm thuộc dự án chống ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.Trong đó, có kênh trạm bơm Kim Xá, kênh trạm bơm Nguyệt Đức, kênh trạm bơm Ngũ Kiên sạt lở, vỡ mảng, nứt gãy với vết dài, rõ rệt…Một đoạn bờ kênh và lan can tại vị trí gần hồ chứa trạm bơm Nguyệt Đức bị đứt gãy rơi xuống tạo thành vực sâu.Dù mới đang trong quá trình vận hành thử nghiệm nhưng nhiều vị trí thuộc hệ thống kênh xả, hút của dự án này có dấu hiệu nứt gãy, sụt lún. Nhiều chỗ đất đá sụt lún hết, còn trơ lại những mảng bê tông.Người dân làng Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, việc sạt lở, đứt gãy đoạn đường này khiến người dân chúng tôi tham gia giao thông rất vất vả."Tôi không biết dự án được đầu tư bao nhiêu tiền, nhưng tôi thấy vừa làm xong mà đã hỏng như thế này thì không ổn. Giờ có mỗi con đường để chúng tôi đi lại mà nứt vớ, sạt xuống mương như thế này dân chúng tôi không biết đi đường nào. Mong cơ quan chức năng xem xét, sai ở khâu nào phải xử lý ngay", ông T, ở xã Yên Phương kiến nghị.Nhiều vị trí đất đá phía dưới sạt trượt hết, tạo ra hàm ếch sâu bên dưới. Nhiều vết nứt dọc ngang chạy từ trên mái bờ kè mương mước xuống bên dưới.Những đồ hư hỏng vị vứt chỏng chơ như thế này tại trạm bơm tiêu Nguyệt Đức - Yên Phương. Tại đây, dọc tuyến kênh xả xuất hiện vết nứt gãy, sụt lún rơi cả xuống kênh dẫn nước. Phần mái bê tông tại một đoạn kênh bị đứt gãy trơ kết cấu sắt ra ngoài.Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4.815,8 tỷ đồng, dù mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nhưng qua vài cơn mưa đã làm sụt lún nhiều điểm. Đây là một dự án có mức đầu tư lớn, bằng nguồn vốn vay của nước ngoài và vốn đối ứng trong nước. Nhưng với những hư hỏng như hiện tại, nhiều người không khỏi ngậm ngùi, xót xa. Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc cần vào cuộc làm rõ vì sao công trình được đầu tư cả nghìn tỷ để phòng chống lũ mà chưa phòng chống được mùa nào đã hư hỏng.
Dự án quản lý nguồn nước và ngập lụt Vĩnh Phúc do Ban QLDA sử dụng vốn vay nước ngoài (ODA) tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, được thực hiện trên địa bàn 7 địa phương của Vĩnh Phúc gồm các huyện Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, TP Phúc Yên, và TP Vĩnh Yên.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4.815,8 tỷ đồng, tương đương 220 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) khoảng 150 triệu USD và nguồn đối ứng của tỉnh Vĩnh Phúc khoảng 70 triệu USD. Trong ảnh là vị trí sụt lún trên tuyến kênh hút dẫn đến trạm bơm Nguyệt Đức.
Dự án trên được kỳ vọng sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành dự án sẽ góp phần tăng cường khả năng chống lũ, chống ngập, giảm thiểu tác động của thiên tai; kiểm soát nguy cơ lũ lụt, cắt giảm điều tiết lũ cho lưu vực sông Phan, sông Cà Lồ; tăng khả năng tiêu thoát lũ, tích trữ nước và điều hòa cho sông Phan, sông Cà Lồ.
Trong ảnh là vết nứt trên được chống đỡ bởi 1 trụ sắt hàn tạm bợ vào 2 bên bờ kè miêng cống không bị sập xuống nước. Đồng thời, cải tạo môi trường sinh thái và hình thành các hồ điều hòa, phù hợp với quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Ngày 15/8, tình trạng sạt lở, nứt gãy xuất hiện tại một số điểm thuộc dự án chống ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong đó, có kênh trạm bơm Kim Xá, kênh trạm bơm Nguyệt Đức, kênh trạm bơm Ngũ Kiên sạt lở, vỡ mảng, nứt gãy với vết dài, rõ rệt…Một đoạn bờ kênh và lan can tại vị trí gần hồ chứa trạm bơm Nguyệt Đức bị đứt gãy rơi xuống tạo thành vực sâu.
Dù mới đang trong quá trình vận hành thử nghiệm nhưng nhiều vị trí thuộc hệ thống kênh xả, hút của dự án này có dấu hiệu nứt gãy, sụt lún. Nhiều chỗ đất đá sụt lún hết, còn trơ lại những mảng bê tông.
Người dân làng Yên Thư, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, việc sạt lở, đứt gãy đoạn đường này khiến người dân chúng tôi tham gia giao thông rất vất vả.
"Tôi không biết dự án được đầu tư bao nhiêu tiền, nhưng tôi thấy vừa làm xong mà đã hỏng như thế này thì không ổn. Giờ có mỗi con đường để chúng tôi đi lại mà nứt vớ, sạt xuống mương như thế này dân chúng tôi không biết đi đường nào. Mong cơ quan chức năng xem xét, sai ở khâu nào phải xử lý ngay", ông T, ở xã Yên Phương kiến nghị.
Nhiều vị trí đất đá phía dưới sạt trượt hết, tạo ra hàm ếch sâu bên dưới. Nhiều vết nứt dọc ngang chạy từ trên mái bờ kè mương mước xuống bên dưới.
Những đồ hư hỏng vị vứt chỏng chơ như thế này tại trạm bơm tiêu Nguyệt Đức - Yên Phương. Tại đây, dọc tuyến kênh xả xuất hiện vết nứt gãy, sụt lún rơi cả xuống kênh dẫn nước. Phần mái bê tông tại một đoạn kênh bị đứt gãy trơ kết cấu sắt ra ngoài.
Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 4.815,8 tỷ đồng, dù mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nhưng qua vài cơn mưa đã làm sụt lún nhiều điểm. Đây là một dự án có mức đầu tư lớn, bằng nguồn vốn vay của nước ngoài và vốn đối ứng trong nước. Nhưng với những hư hỏng như hiện tại, nhiều người không khỏi ngậm ngùi, xót xa. Cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Phúc cần vào cuộc làm rõ vì sao công trình được đầu tư cả nghìn tỷ để phòng chống lũ mà chưa phòng chống được mùa nào đã hư hỏng.