Về huyện Gio Linh (Quảng Trị) hỏi địa chỉ giếng cổ Gio An dường như ai cũng biết. Từ QL 1A ở thị trấn Gio Linh chạy lên xã Gio An chưa đầy 10km là PV đã có mặt tại hệ thống giếng cổ ngàn năm tuổi này.Được sự hướng dẫn của chị Quỳnh Nga, cán bộ văn hóa xã Gio An nên việc khám phá hệ thống 14 giếng cổ khá thuận lợi. Tại giếng Gai, trên bia đá ghi rõ di tích lịch sử văn hóa quốc gia - hệ thống khai thác nước cổ Gio An. Theo quan sát của PV, khu vực giếng Gai nằm liền với hệ thống giếng Ông và giếng Bà cùng ở thôn Hảo Sơn.Khu vực giếng Gai được một gốc cây cổ thụ mọc phía trên tỏa bóng che mát cả một vùng. Đang là thời điểm giữa trưa nắng nóng nên giếng Gai có khá đông bạn trẻ đến tắm.Kế bên giếng Gai là giếng Ông và giếng Bà. Điều thú vị là giếng Ông và giếng Bà có vị trí gần nhau hơn.Tại khu vực giếng Ông và giếng Bà cũng đang có nhiều em nhỏ tới tắm mát. Ngoài dòng nước mát, trong lành thì theo quan sát của PV hệ thống giếng ở đây nước không sâu nên khá an toàn cho mọi người nhất là các em nhỏ.Dòng nước mát lành ở hệ thống giếng cổ Gio An cứ mãi tuôn chảy suốt hàng ngàn năm qua không bao giờ cạn. Những phiến đá xếp xung quanh giếng vẫn kiên cố, giữ nguyên hiện trạng kiến trúc xây dựng thời xưa. Dòng nước chảy ra từ giếng sạch, mát lành có thể uống được ngay.Nằm cách hệ thống giếng Gai, giếng Ông, giếng Bà tầm 3km là hệ thống giếng Đào và giếng Trạng. Ở giếng Đào, dòng nước được chảy trên những chiếc máng đúc bằng đá. Dù là mùa hè hay mùa mưa thì mực nước ở giếng cổ Gio An vẫn giữ nguyên không thay đổi.Đường xuống giếng được phủ bóng cây xanh, nền đường được xếp các phiến đá chồng lên nhau. Dù đang là giữa trưa nắng nóng, song về đây cho cảm giác mát lạnh và trong lành rất dễ chịu.Tại khu vực giếng Búng có một gốc cây cổ thụ, phía trên giếng là đình làng An Nha. Điều đặc biệt là nước ở giếng Búng chỉ được người dân sử dụng cho việc làm lễ trong đình, tuyệt đối không dùng để tắm hay giặt đồ.Người dân nơi đây cho biết, dù Gio An là nơi chiến tranh ác liệt, bom đạn bắn phá rất nhiều, nhưng hệ thống giếng cổ nơi đây may mắn không bị ảnh hưởng gì.Theo anh Hồ Văn Phúc (thôn An Nha), hệ thống nước giếng cổ ở đây về mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Ngoài việc cho nguồn nước sinh hoạt, hệ thống giếng cổ Gio An đang đem lại cho người dân nơi đây một thứ đặc sản sạch và ngon có có giá trị kinh tế cao là rau liệt hay còn được gọi là xà lách xoong. Điều đặc biệt rau liệt chỉ sống được ở dòng nước chảy từ giếng cổ Gio An, sống bám nhẹ trên đá, sạch sẽ, nếu vướng bẩn loài rau này sẽ không sống được.Phía dưới dòng nước giếng cổ Gio An là cánh đồng rau liệt xanh tốt, đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi đây. Được biết, hệ thống giếng cổ Gio An được phân bố chủ yếu ở các thôn: An Hướng, An Nha, Long Sơn, Hảo Sơn và Tân Văn. Trong số đó có 14 giếng tiêu biểu như: Giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào, giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy, Giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai, giếng Máng và giếng Pheo... Cấu trúc xây dựng các giếng đều khác nhau. Qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận định hệ thống giếng cổ Gio An được người Chăm Pa xây dựng vào thời đại đồ đá khoảng hơn 2000 năm.Trải qua hàng ngàn năm, giếng cổ Gio An không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, mà nay là di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo được giữ gìn cho đến hôm nay. Vào năm 2001 hệ thống giếng cổ Gio An được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Giờ đây đến với đất thép Quảng Trị di tích giếng cổ ngàn năm tuổi Gio An với những vẻ đẹp, cấu trúc độc đáo, kỳ bí chắc hẳn sẽ là địa chỉ để du khách tìm đến khám phá trải nghiệm.>>> Mời độc giả xem thêm video Thót tim giải cứu hai cha con bị rơi xuống giếng nước bỏ hoang (Nguồn: Kienthucnet):
Về huyện Gio Linh (Quảng Trị) hỏi địa chỉ giếng cổ Gio An dường như ai cũng biết. Từ QL 1A ở thị trấn Gio Linh chạy lên xã Gio An chưa đầy 10km là PV đã có mặt tại hệ thống giếng cổ ngàn năm tuổi này.
Được sự hướng dẫn của chị Quỳnh Nga, cán bộ văn hóa xã Gio An nên việc khám phá hệ thống 14 giếng cổ khá thuận lợi. Tại giếng Gai, trên bia đá ghi rõ di tích lịch sử văn hóa quốc gia - hệ thống khai thác nước cổ Gio An. Theo quan sát của PV, khu vực giếng Gai nằm liền với hệ thống giếng Ông và giếng Bà cùng ở thôn Hảo Sơn.
Khu vực giếng Gai được một gốc cây cổ thụ mọc phía trên tỏa bóng che mát cả một vùng. Đang là thời điểm giữa trưa nắng nóng nên giếng Gai có khá đông bạn trẻ đến tắm.
Kế bên giếng Gai là giếng Ông và giếng Bà. Điều thú vị là giếng Ông và giếng Bà có vị trí gần nhau hơn.
Tại khu vực giếng Ông và giếng Bà cũng đang có nhiều em nhỏ tới tắm mát. Ngoài dòng nước mát, trong lành thì theo quan sát của PV hệ thống giếng ở đây nước không sâu nên khá an toàn cho mọi người nhất là các em nhỏ.
Dòng nước mát lành ở hệ thống giếng cổ Gio An cứ mãi tuôn chảy suốt hàng ngàn năm qua không bao giờ cạn. Những phiến đá xếp xung quanh giếng vẫn kiên cố, giữ nguyên hiện trạng kiến trúc xây dựng thời xưa. Dòng nước chảy ra từ giếng sạch, mát lành có thể uống được ngay.
Nằm cách hệ thống giếng Gai, giếng Ông, giếng Bà tầm 3km là hệ thống giếng Đào và giếng Trạng. Ở giếng Đào, dòng nước được chảy trên những chiếc máng đúc bằng đá. Dù là mùa hè hay mùa mưa thì mực nước ở giếng cổ Gio An vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Đường xuống giếng được phủ bóng cây xanh, nền đường được xếp các phiến đá chồng lên nhau. Dù đang là giữa trưa nắng nóng, song về đây cho cảm giác mát lạnh và trong lành rất dễ chịu.
Tại khu vực giếng Búng có một gốc cây cổ thụ, phía trên giếng là đình làng An Nha. Điều đặc biệt là nước ở giếng Búng chỉ được người dân sử dụng cho việc làm lễ trong đình, tuyệt đối không dùng để tắm hay giặt đồ.
Người dân nơi đây cho biết, dù Gio An là nơi chiến tranh ác liệt, bom đạn bắn phá rất nhiều, nhưng hệ thống giếng cổ nơi đây may mắn không bị ảnh hưởng gì.
Theo anh Hồ Văn Phúc (thôn An Nha), hệ thống nước giếng cổ ở đây về mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Ngoài việc cho nguồn nước sinh hoạt, hệ thống giếng cổ Gio An đang đem lại cho người dân nơi đây một thứ đặc sản sạch và ngon có có giá trị kinh tế cao là rau liệt hay còn được gọi là xà lách xoong. Điều đặc biệt rau liệt chỉ sống được ở dòng nước chảy từ giếng cổ Gio An, sống bám nhẹ trên đá, sạch sẽ, nếu vướng bẩn loài rau này sẽ không sống được.
Phía dưới dòng nước giếng cổ Gio An là cánh đồng rau liệt xanh tốt, đem lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi đây. Được biết, hệ thống giếng cổ Gio An được phân bố chủ yếu ở các thôn: An Hướng, An Nha, Long Sơn, Hảo Sơn và Tân Văn. Trong số đó có 14 giếng tiêu biểu như: Giếng Côi, giếng Dưới, giếng Búng, giếng Trạng, giếng Đào, giếng Gái 1, giếng Gái 2, giếng Nậy, Giếng Tép, giếng Ông, giếng Bà, giếng Gai, giếng Máng và giếng Pheo... Cấu trúc xây dựng các giếng đều khác nhau. Qua nghiên cứu các nhà khoa học nhận định hệ thống giếng cổ Gio An được người Chăm Pa xây dựng vào thời đại đồ đá khoảng hơn 2000 năm.
Trải qua hàng ngàn năm, giếng cổ Gio An không chỉ là nơi cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, mà nay là di tích có giá trị khảo cổ, văn hóa nghệ thuật độc đáo do người Chăm sáng tạo được giữ gìn cho đến hôm nay. Vào năm 2001 hệ thống giếng cổ Gio An được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Giờ đây đến với đất thép Quảng Trị di tích giếng cổ ngàn năm tuổi Gio An với những vẻ đẹp, cấu trúc độc đáo, kỳ bí chắc hẳn sẽ là địa chỉ để du khách tìm đến khám phá trải nghiệm.
>>> Mời độc giả xem thêm video Thót tim giải cứu hai cha con bị rơi xuống giếng nước bỏ hoang (Nguồn: Kienthucnet):