Sáng 6/8, nhiều phụ huynh và sĩ tử đến Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) để thắp hương cầu may mắn trước hai ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.Như thành thông lệ, trước mỗi kỳ thi vượt cấp quan trọng, Văn Miếu Quốc Tử Giám lại chào đón các sĩ tử tấp nập đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam cầu may mắn. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 thí sinh, phụ huynh tới mua vé để vào tham quan và thắp hương cầu may, chị Hương nhân viên bán vé chia sẻ.Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ quyết định chia kỳ thi THPT làm 2 đợt. Các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thi đợt 2 cùng các thí sinh thuộc diện F1, F2.Bạn Hoàng Thu Hà (trường THPT Quang Trung, Hà Nội) chắp tay trước ban thờ, mong muốn đạt điểm cao, đỗ được nguyện vọng 1 vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong kì thi sắp tới.Em Nguyễn Đức Trọng, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội hồi hộp trước khi bước vào kỳ thi quyết định. Em mong làm bài thật suôn sẻ, đỗ vào trường mình lựa chọn. Ngoài cách chạm tay vào đầu rùa, em còn viết tên, số báo danh và nguyện vọng lên bảng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” để lấy may mắn.Thí sinh chen chân khấn bái cầu may mắn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.Những năm gần đây, Ban Quản lí Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám xây dựng hàng rào bao quanh khu vực tượng rùa đá cõng bia tiến sĩ, nhằm không cho du khách tham quan sờ đầu rùa đá cầu may mắn như trước. Các thí sinh sẽ viết tên, số báo danh và nguyện vọng lên tấm bảng.Không chỉ các thí sinh ở Hà Nội đến cầu may, rất nhiều nhóm thí sinh những tỉnh lân cận rủ nhau đến thắp hương và tham quan vui chơi trước ngày thi.Dù trời mưa nặng hạt nhưng thí sinh và phụ huynh vẫn cố gắng tới thắp hương và cầu may mắn.
Sáng 6/8, nhiều phụ huynh và sĩ tử đến Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) để thắp hương cầu may mắn trước hai ngày diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Như thành thông lệ, trước mỗi kỳ thi vượt cấp quan trọng, Văn Miếu Quốc Tử Giám lại chào đón các sĩ tử tấp nập đến trường đại học đầu tiên của Việt Nam cầu may mắn. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 thí sinh, phụ huynh tới mua vé để vào tham quan và thắp hương cầu may, chị Hương nhân viên bán vé chia sẻ.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên cả nước. Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ quyết định chia kỳ thi THPT làm 2 đợt. Các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) thi đợt 2 cùng các thí sinh thuộc diện F1, F2.
Bạn Hoàng Thu Hà (trường THPT Quang Trung, Hà Nội) chắp tay trước ban thờ, mong muốn đạt điểm cao, đỗ được nguyện vọng 1 vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong kì thi sắp tới.
Em Nguyễn Đức Trọng, trường THPT Chu Văn An, Hà Nội hồi hộp trước khi bước vào kỳ thi quyết định. Em mong làm bài thật suôn sẻ, đỗ vào trường mình lựa chọn. Ngoài cách chạm tay vào đầu rùa, em còn viết tên, số báo danh và nguyện vọng lên bảng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” để lấy may mắn.
Thí sinh chen chân khấn bái cầu may mắn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Những năm gần đây, Ban Quản lí Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám xây dựng hàng rào bao quanh khu vực tượng rùa đá cõng bia tiến sĩ, nhằm không cho du khách tham quan sờ đầu rùa đá cầu may mắn như trước. Các thí sinh sẽ viết tên, số báo danh và nguyện vọng lên tấm bảng.
Không chỉ các thí sinh ở Hà Nội đến cầu may, rất nhiều nhóm thí sinh những tỉnh lân cận rủ nhau đến thắp hương và tham quan vui chơi trước ngày thi.
Dù trời mưa nặng hạt nhưng thí sinh và phụ huynh vẫn cố gắng tới thắp hương và cầu may mắn.