Đường Nhuệ: Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ là trùm giang hồ cầm đầu băng nhóm tội phạm đã gây ra hàng loạt vụ cố ý gây thương tích ở tỉnh Thái Bình.Theo thống kê từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an đã xử lý 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường Nhuệ và Nguyễn Thị Dương (vợ Đường Nhuệ). Trong các vụ việc này, chủ yếu là do đàn em của Đường Nhuệ thực hiện còn Đường Nhuệ không trực tiếp ra mặt.Trong đó vụ việc xảy ra vào tháng 11/2014, Đường Nhuệ bị tố cáo cùng đàn em đánh người gây thương tích tại công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình.Năm 2017, Đường Nhuệ bị tố cáo về hành vi tổ chức chiếm đoạt, tẩu tán, phá hoại tài sản, đe dọa giết người, lăng mạ, do đã dẫn người đến chiếm giữ công ty THHH Lâm Quyết để giải quyết nợ nần đối với chủ công ty này.Còn trên báo Vietnamnet đưa tin, một người phụ nữ tên N.M.A (tên nạn nhân đã thay đổi) cũng đã lên tiếng tố cáo từng bị Đường Nhuệ cùng hơn 40 đàn em "quây" tại 1 quán cà phê hồi tháng 3/2018… …chị M.A cho biết, không chỉ bị chửi bới, xúc phạm, hăm dọa, chị còn bị Đường Nhuệ dí súng đã lên đạn vào mặt dọa giết. Sau khi đấm sưng mắt, Đường ngăn cản chị vào viện cấp cứu. (Ảnh: VTC)Ngoài ra, Đường Nhuệ còn thành lập Hiệp hội tang lễ Thái Bình để thu tiền bảo kê, cưỡng đoạt tài sản trong lĩnh vực này.
Loan “cá”: Lý Thị Loan tức Loan “cá” là đối tượng cầm đầu bảo kê buôn bán tại Khu Công nghiệp Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan “cá” thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe dọa các tiểu thương.Được biết, Loan “cá” cùng các đàn em là Hoàng Thị Tuyết Nhung hình thành băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng không thể cạnh tranh được các băng khác ở TP Biên Hòa nên dạt ra khu vực đường Đồng Khởi – tỉnh lộ 768 xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu để hoạt động và thu nạp thêm đàn em là các thanh niên xăm trổ, ngổ ngáo. (Ảnh: Hoàng Thị Tuyết Nhung đàn em thân tín của Loan "cá")Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương.Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày. Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp, nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này.Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá.Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa). Giang "36": Ngô Đình Giang tức Giang “36” là một đại ca sừng sỏ, từng sử dụng mọi mưu hèn, kế bẩn để trừ khử các băng nhóm của Hưng "vườn điều", Long Thanh từng lộng hành ở Đồng Nai một thời.Khi các đại ca cộm cán Hưng “vườn điều”, Long Thành sa lưới và phải chấp hành án thì Giang “36” có cơ hội "làm ăn". Giang "36" hoạt động theo kiểu "anh, chị" khu vực chợ Điều (Long Bình) sau khi đứng ra dàn xếp một số quán karaoke, nhà hàng, khách sạn về việc làm ăn, bảo kê. Sau đó Giang “36” thu nạp một số đàn em để lấy số làm bàn đạp cho việc làm ăn. (Ảnh: CACC)Đầu tháng 6/2019, Giang “36” là một trong những đối tượng chính huy động, lôi kéo những đối tượng khác đến bao vây xe chở công an Đồng Nai, sự việc trên đã gây rúng động dư luận.Ngoài ra, công an còn phát hiện Giang "36" có liên quan đến hàng loạt vụ chiếm đất, cưỡng đoạt quyền sử dụng đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.Cơ quan dân cử Thái Bình đùn đẩy trách nhiệm trả lời vụ Đường Nhuệ. (Nguồn: VTC NEWS)
Đường Nhuệ: Nguyễn Xuân Đường tức Đường Nhuệ là trùm giang hồ cầm đầu băng nhóm tội phạm đã gây ra hàng loạt vụ cố ý gây thương tích ở tỉnh Thái Bình.
Theo thống kê từ năm 2010 đến nay, lực lượng công an đã xử lý 20 vụ, 12 đối tượng có mối quan hệ với Đường Nhuệ và Nguyễn Thị Dương (vợ Đường Nhuệ). Trong các vụ việc này, chủ yếu là do đàn em của Đường Nhuệ thực hiện còn Đường Nhuệ không trực tiếp ra mặt.
Trong đó vụ việc xảy ra vào tháng 11/2014, Đường Nhuệ bị tố cáo cùng đàn em đánh người gây thương tích tại công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình.
Năm 2017, Đường Nhuệ bị tố cáo về hành vi tổ chức chiếm đoạt, tẩu tán, phá hoại tài sản, đe dọa giết người, lăng mạ, do đã dẫn người đến chiếm giữ công ty THHH Lâm Quyết để giải quyết nợ nần đối với chủ công ty này.
Còn trên báo Vietnamnet đưa tin, một người phụ nữ tên N.M.A (tên nạn nhân đã thay đổi) cũng đã lên tiếng tố cáo từng bị Đường Nhuệ cùng hơn 40 đàn em "quây" tại 1 quán cà phê hồi tháng 3/2018…
…chị M.A cho biết, không chỉ bị chửi bới, xúc phạm, hăm dọa, chị còn bị Đường Nhuệ dí súng đã lên đạn vào mặt dọa giết. Sau khi đấm sưng mắt, Đường ngăn cản chị vào viện cấp cứu. (Ảnh: VTC)
Ngoài ra, Đường Nhuệ còn thành lập Hiệp hội tang lễ Thái Bình để thu tiền bảo kê, cưỡng đoạt tài sản trong lĩnh vực này.
Loan “cá”: Lý Thị Loan tức Loan “cá” là đối tượng cầm đầu bảo kê buôn bán tại Khu Công nghiệp Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Để thị uy sức mạnh, đàn em của Loan “cá” thường xăm trổ đầy mình và cố tình mặc quần áo hở các hình xăm đi dạo quanh địa bàn, đe dọa các tiểu thương.
Được biết, Loan “cá” cùng các đàn em là Hoàng Thị Tuyết Nhung hình thành băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” nhưng không thể cạnh tranh được các băng khác ở TP Biên Hòa nên dạt ra khu vực đường Đồng Khởi – tỉnh lộ 768 xung quanh khu công nghiệp Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu để hoạt động và thu nạp thêm đàn em là các thanh niên xăm trổ, ngổ ngáo. (Ảnh: Hoàng Thị Tuyết Nhung đàn em thân tín của Loan "cá")
Phương thức hoạt động của băng nhóm thường sẽ cắt cử 1 đến 2 người hàng ngày điều khiển xe máy dạo quanh khu vực các tiểu thương bán hàng nhắc nhở không được lấn chiếm lòng lề đường. Việc làm này thực chất là họ thay phiên nhau theo dõi tình hình buôn bán và đe dọa tiểu thương.
Nếu phát hiện những tiểu thương bán dạo không ổn định sẽ thu luôn tiền bảo kê theo ngày. Đối với những người buôn bán thường xuyên nếu đến tháng chưa có tiền đóng thì Loan sẽ huy động đàn em tới dùng vũ lực để uy hiếp, nếu họ không nộp sẽ không cho buôn bán khu vực này.
Những người bán hàng phải nộp tiền bảo kê từ 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Riêng người bán dạo không thường xuyên đóng 50.000 đồng/ngày. Trường hợp không nộp tiền sẽ bị đánh và đập phá.
Không chỉ có bảo kê thu tiền đối với những người bán hàng mà băng nhóm này còn bảo kê cả việc cho vay nặng lãi và đòi nợ thuê tại nhiều khu nhà trọ lân cận như Khu công nghiệp Thạnh Phú thuộc (huyện Vĩnh Cửu), phường Trảng Dài, Tân Phong (TP Biên Hòa).
Giang "36": Ngô Đình Giang tức Giang “36” là một đại ca sừng sỏ, từng sử dụng mọi mưu hèn, kế bẩn để trừ khử các băng nhóm của Hưng "vườn điều", Long Thanh từng lộng hành ở Đồng Nai một thời.
Khi các đại ca cộm cán Hưng “vườn điều”, Long Thành sa lưới và phải chấp hành án thì Giang “36” có cơ hội "làm ăn". Giang "36" hoạt động theo kiểu "anh, chị" khu vực chợ Điều (Long Bình) sau khi đứng ra dàn xếp một số quán karaoke, nhà hàng, khách sạn về việc làm ăn, bảo kê. Sau đó Giang “36” thu nạp một số đàn em để lấy số làm bàn đạp cho việc làm ăn. (Ảnh: CACC)
Đầu tháng 6/2019, Giang “36” là một trong những đối tượng chính huy động, lôi kéo những đối tượng khác đến bao vây xe chở công an Đồng Nai, sự việc trên đã gây rúng động dư luận.
Ngoài ra, công an còn phát hiện Giang "36" có liên quan đến hàng loạt vụ chiếm đất, cưỡng đoạt quyền sử dụng đất xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cơ quan dân cử Thái Bình đùn đẩy trách nhiệm trả lời vụ Đường Nhuệ. (Nguồn: VTC NEWS)