Tối 26/2 (tức ngày 7/2 Âm lịch), tại quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân, Hải Phòng) đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân năm 2023. Nhiều lãnh đạo của TP Hải Phòng đã tới dự.Trước khi diễn ra lễ khai mạc, lễ rước được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Hai đoàn rước với sự tham gia của khoảng 1.500 người theo đúng nghi lễ truyền thống với các dàn bát âm, đội sanh tiền, dàn bát biểu, chấp kích, kiệu hoa, lọng che, kiệu võng, đoàn tế nữ quan…Đám rước xuất phát từ Đền Nghè và Đình An Biên đi qua các tuyến phố về quảng trường Tượng đài Nữ tướng. Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo thành phố, các ban, ngành, địa phương tiến hành lễ dâng hương tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân.Tiếp đó là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc, kể về mảnh đất, con người Hải Phòng từ quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.Ôn lại lịch sử hào hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và công lao đóng góp của Nữ tướng Lê Chân đối với quận Lê Chân nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung, lãnh đạo quận Lê Chân nhấn mạnh: Quận Lê Chân là một trong 3 quận trung tâm của thành phố, dân số trên 224.000 người, hơn 12.000 Đảng viên.Song song với việc phát triển kinh tế, quận đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, là đơn vị duy nhất của thành phố không còn hộ nghèo từ cuối năm 2019. Công tác quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tích cực; quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đường ngõ, vườn hoa, sân chơi, bãi tập...Trong ba ngày 26, 27, 28/2/2023 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Quý Mão), phần lễ và phần hội được chuẩn bị chu đáo, trang nghiêm; tại các điểm Khu di tích Đền Nghè, Đình An Biên, Quảng trường Tượng đài, Trung tâm triển lãm thành phố diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài thành phố đến thăm quan, chiêm bái.Tại Đình An Biên vào ngày 25/2 đã tổ chức chương trình "Tự hào văn hóa Việt" với các tiết mục biểu diễn đặc sắc mang đậm nét văn hóa lịch sử như hát ca trù, chầu văn, 1.000 trò chơi dân gian, viết thư pháp...Tiếp đó, vào tối 26/2, tại khuôn viên Tượng đài Nữ tướng, quận Lê Chân tổ chức chương trình nghệ thuật “Huyền thoại miền cửa sóng”. Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc như câu chuyện kể về mảnh đất, con người Hải Phòng từ quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.Vào sáng 27/2, đã diễn ra hội thi Dân vũ thể thao với chủ đề “Vũ điệu khoẻ, đẹp” hưởng ứng Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đạ”, với sự tham gia của 17 đội thi đến từ cán bộ, hội viên, phụ nữ các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ dân vũ rèn luyện thể dục thể thao được thành lập ở các phường, các đơn vị trực thuộc.Tại lễ hội, các trò chơi dân gian được tái hiện.Các em nhỏ hào hứng tham giaViệc tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ hôm nay, góp phần tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân. Đây là một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng, góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu về lòng yêu nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng tự tôn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối với quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và đất nước Việt Nam.>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn (Nguồn: Kienthucnet)
Tối 26/2 (tức ngày 7/2 Âm lịch), tại quảng trường Tượng đài Nữ tướng Lê Chân (quận Lê Chân, Hải Phòng) đã long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân năm 2023. Nhiều lãnh đạo của TP Hải Phòng đã tới dự.
Trước khi diễn ra lễ khai mạc, lễ rước được thực hiện theo nghi thức truyền thống. Hai đoàn rước với sự tham gia của khoảng 1.500 người theo đúng nghi lễ truyền thống với các dàn bát âm, đội sanh tiền, dàn bát biểu, chấp kích, kiệu hoa, lọng che, kiệu võng, đoàn tế nữ quan…
Đám rước xuất phát từ Đền Nghè và Đình An Biên đi qua các tuyến phố về quảng trường Tượng đài Nữ tướng. Tiếp đó, các đồng chí lãnh đạo thành phố, các ban, ngành, địa phương tiến hành lễ dâng hương tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc, kể về mảnh đất, con người Hải Phòng từ quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
Ôn lại lịch sử hào hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và công lao đóng góp của Nữ tướng Lê Chân đối với quận Lê Chân nói riêng, thành phố Hải Phòng nói chung, lãnh đạo quận Lê Chân nhấn mạnh: Quận Lê Chân là một trong 3 quận trung tâm của thành phố, dân số trên 224.000 người, hơn 12.000 Đảng viên.
Song song với việc phát triển kinh tế, quận đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội, là đơn vị duy nhất của thành phố không còn hộ nghèo từ cuối năm 2019. Công tác quản lý đô thị, giải phóng mặt bằng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đạt nhiều kết quả tích cực; quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang đường ngõ, vườn hoa, sân chơi, bãi tập...
Trong ba ngày 26, 27, 28/2/2023 (tức ngày 7, 8, 9 tháng 2 năm Quý Mão), phần lễ và phần hội được chuẩn bị chu đáo, trang nghiêm; tại các điểm Khu di tích Đền Nghè, Đình An Biên, Quảng trường Tượng đài, Trung tâm triển lãm thành phố diễn ra nhiều hoạt động hưởng ứng lễ hội, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài thành phố đến thăm quan, chiêm bái.
Tại Đình An Biên vào ngày 25/2 đã tổ chức chương trình "Tự hào văn hóa Việt" với các tiết mục biểu diễn đặc sắc mang đậm nét văn hóa lịch sử như hát ca trù, chầu văn, 1.000 trò chơi dân gian, viết thư pháp...
Tiếp đó, vào tối 26/2, tại khuôn viên Tượng đài Nữ tướng, quận Lê Chân tổ chức chương trình nghệ thuật “Huyền thoại miền cửa sóng”. Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, đặc sắc như câu chuyện kể về mảnh đất, con người Hải Phòng từ quá khứ, hiện tại và hướng đến tương lai.
Vào sáng 27/2, đã diễn ra hội thi Dân vũ thể thao với chủ đề “Vũ điệu khoẻ, đẹp” hưởng ứng Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đạ”, với sự tham gia của 17 đội thi đến từ cán bộ, hội viên, phụ nữ các câu lạc bộ, tổ, nhóm phụ nữ dân vũ rèn luyện thể dục thể thao được thành lập ở các phường, các đơn vị trực thuộc.
Tại lễ hội, các trò chơi dân gian được tái hiện.
Các em nhỏ hào hứng tham gia
Việc tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ hôm nay, góp phần tôn vinh công đức của Nữ tướng Lê Chân. Đây là một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng, góp phần ôn lại truyền thống, giáo dục con cháu về lòng yêu nước, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, lòng tự tôn, tự hào dân tộc và trách nhiệm của mỗi người dân đối với quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng và đất nước Việt Nam.
>>> Mời độc giả xem thêm video Xuất hiện “khẩu thần công” tại Lễ hội “mặt nhọ” ở Lạng Sơn (Nguồn: Kienthucnet)