Ghi nhận của PV báo Tiền Phong tại một số chợ, bệnh viện ở TPHCM, không ít tiểu thương, người kinh doanh ăn uống vẫn còn lơ là trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.Tại nhiều khu vực xung quanh chợ Phú Lâm, Hồ Trọng Quý (Q.6), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), khu vực chợ bên hông Bến xe Chợ Lớn (Q.5)…; bệnh viện Từ Dũ (Q.1), bệnh viện Bình Dân (Q.3)… không ít người kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống vẫn vô tư “nói không” với khẩu trang.Tiểu thương không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách tranh thủ "tám chuyện" khi vắng khách.Người mua cũng vô tư kéo khẩu trang xuống cằm khi đến nơi đông người.Chị Thu Trang (ngụ Q.Tân Bình, TPHCM) bộc bạch: "Từ lúc có dịch COVID-19 tôi hạn chế đến chợ hẳn. Nguyên nhân là ở chợ, đa số tiểu thương đều không chấp hành các biện pháp phòng dịch. Mình không biết ai có nguy cơ để phòng tránh".Nếu như trong chợ, tiểu thương còn được nhắc nhở thì ở các chợ cóc, chợ tự phát... phòng dịch bệnh tùy theo ý thức của mỗi người.Người bán hàng mang khẩu trang chỉ để... cho có. Một số người kinh doanh cho hay, trời nắng nóng nên tranh thủ lúc không có khách, kéo khẩu trang xuống chút cho dễ thở (?!).Đại diện Ban quản lý một chợ truyền thống ở quận 1 cho biết: “Đối với tiểu thương kinh doanh trong chợ, chúng tôi có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở các biện pháp thực hiện phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách… Nếu ai vi phạm nhiều lần thì sẽ có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, với khu vực kinh doanh ngoài chợ, buôn bán tự phát thì mình không thể nhắc nhở cũng như mạnh tay xử lý nếu vi phạm. Điều quan trọng là người tiêu dùng tự bảo vệ mình, nếu thấy người bán không có khẩu trang, không có biện pháp phòng dịch bệnh thì nhất quyết không mua”.Người bán cá ngồi san sát nhau và đều không đeo khẩu trang.Bên hông bệnh viện Từ Dũ rất nhiều người kinh doanh hàng ăn uống đều không đeo khẩu trang.Người bán, người mua vô tư ăn uống cạnh nhau bên hông bệnh viện.
Ghi nhận của PV báo Tiền Phong tại một số chợ, bệnh viện ở TPHCM, không ít tiểu thương, người kinh doanh ăn uống vẫn còn lơ là trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Tại nhiều khu vực xung quanh chợ Phú Lâm, Hồ Trọng Quý (Q.6), Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), khu vực chợ bên hông Bến xe Chợ Lớn (Q.5)…; bệnh viện Từ Dũ (Q.1), bệnh viện Bình Dân (Q.3)… không ít người kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống vẫn vô tư “nói không” với khẩu trang.
Tiểu thương không đeo khẩu trang hoặc đeo không đúng cách tranh thủ "tám chuyện" khi vắng khách.
Người mua cũng vô tư kéo khẩu trang xuống cằm khi đến nơi đông người.
Chị Thu Trang (ngụ Q.Tân Bình, TPHCM) bộc bạch: "Từ lúc có dịch COVID-19 tôi hạn chế đến chợ hẳn. Nguyên nhân là ở chợ, đa số tiểu thương đều không chấp hành các biện pháp phòng dịch. Mình không biết ai có nguy cơ để phòng tránh".
Nếu như trong chợ, tiểu thương còn được nhắc nhở thì ở các chợ cóc, chợ tự phát... phòng dịch bệnh tùy theo ý thức của mỗi người.
Người bán hàng mang khẩu trang chỉ để... cho có. Một số người kinh doanh cho hay, trời nắng nóng nên tranh thủ lúc không có khách, kéo khẩu trang xuống chút cho dễ thở (?!).
Đại diện Ban quản lý một chợ truyền thống ở quận 1 cho biết: “Đối với tiểu thương kinh doanh trong chợ, chúng tôi có trách nhiệm quản lý, nhắc nhở các biện pháp thực hiện phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay, giữ khoảng cách… Nếu ai vi phạm nhiều lần thì sẽ có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, với khu vực kinh doanh ngoài chợ, buôn bán tự phát thì mình không thể nhắc nhở cũng như mạnh tay xử lý nếu vi phạm. Điều quan trọng là người tiêu dùng tự bảo vệ mình, nếu thấy người bán không có khẩu trang, không có biện pháp phòng dịch bệnh thì nhất quyết không mua”.
Người bán cá ngồi san sát nhau và đều không đeo khẩu trang.
Bên hông bệnh viện Từ Dũ rất nhiều người kinh doanh hàng ăn uống đều không đeo khẩu trang.
Người bán, người mua vô tư ăn uống cạnh nhau bên hông bệnh viện.